Sáng 10/8,ủtướngTruyềncảmhứngchotoàndânhóagiảinhữngkhókhăntồntạkeo nha cai ty le phát biểu kết luận phiên họp lần thứ 6 nhiệm kỳ 2021-2026 của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Phạm Minh Chínhchỉ ra một số bài học kinh nghiệm trong công tác này.
Người đứng đầu Chính phủ lưu ý, tiếp tục thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "càng khó khăn thì càng phải thi đua", để huy động được sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nỗ lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2023.
Các bộ ngành, địa phương căn cứ tình hình thực tiễn để tổ chức các phong trào thi đua phù hợp với từng ngành, lĩnh vực, địa phương, đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, khả thi, thiết thực, hiệu quả, tránh bệnh hình thức.
Trong đó, lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể; phong trào thi đua phải hướng tới người dân và người dân tích cực tham gia phong trào thi đua; gắn kết chặt chẽ giữa lợi ích chung và lợi ích riêng, giữa lợi ích quốc gia dân tộc và lợi ích của mỗi người…
Khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung
Thời gian tới, Thủ tướng lưu ý cần coi trọng hơn nữa, nâng tầm hơn nữa công tác thi đua-khen thưởng theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất".
Từ đó, khuyến khích, động viên, tạo động lực, truyền cảm hứng cho toàn dân, cả hệ thống chính trị để góp phần phát huy sức mạnh toàn dân tộc hóa giải những khó khăn, tồn tại.
Về một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, Thủ tướng yêu cầu tiếp tục bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước để triển khai đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả các nhiệm vụ thi đua, khen thưởng. Trong đó, khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.
Người đứng đầu Chính phủ cũng nhấn mạnh đến việc tiếp tục triển khai tích cực các phong trào thi đua như "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí", "Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời giai đoạn 2023-2030"…
Cũng tại phiên họp, Hội đồng thống nhất xây dựng kế hoạch, triển khai phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát cho nhân dân từ nay tới năm 2025; khuyến khích các bộ, ngành, địa phương phát động, triển khai các phong trào thi đua theo chuyên đề, gắn với nhiệm vụ chính trị của từng nơi.
Cùng với đó là nhân rộng các điển hình tiên tiến; gương "Người tốt, việc tốt"; đẩy mạnh công tác tuyên truyền tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước…
Ngoài ra, Thủ tướng cũng yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, tham mưu đề xuất hoàn thiện thể chế, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cải cách hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng…
Phát huy hơn nữa vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc phát hiện, biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đột xuất, cá nhân dũng cảm cứu người, cứu tài sản.
Chú trọng khen thưởng cho công nhân, nông dân, người lao động trực tiếp, nhà khoa học, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, đội ngũ giáo viên, y bác sĩ...
Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, thực hiện công tác khen thưởng bảo đảm đúng quy định, kịp thời, công khai, minh bạch, tránh hình thức, phô trương, tránh tiêu cực.
Thời gian qua, công tác tôn vinh điển hình tiên tiến, công tác khen thưởng đảm bảo kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị của đất nước. Việc khen thưởng các trường hợp có thành tích đột xuất, khen thưởng người trực tiếp lao động, sản xuất. Công tác, khen thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu được thực hiện kịp thời.
Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ đã có trên 1.000 quyết định khen thưởng cho trên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc...