Như Dân tríthông tin,ửlýviphạmgiaothôngPhảiphạtthậtnặngthậmchíxửlýhìnhsựnhận định trận real madrid hôm nay Cục CSGT (Bộ Công an) đang tham mưu xây dựng, hoàn thiện dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe. Trong đó, đáng chú ý là việc tăng mức phạt đối với người vi phạm luật giao thông lên gấp nhiều lần.
Cụ thể, đối với ô tô, mức phạt cho hành vi lùi xe trên đường một chiều tăng từ 800.000 - 1 triệu đồng lên 9-11 triệu đồng; hành vi quay xe trong hầm, vượt không đúng quy định tăng mức phạt từ 2-3 triệu đồng lên 8-12 triệu đồng. Với hành vi mua bán biển số trái quy định, mức phạt tăng từ 10-12 triệu lên 48-52 triệu đồng. Mức phạt tương tự cũng áp dụng đối với người có hành vi không gắn đủ biển số, che dán biển số, gắn biển số giả.
Ngoài ra, đối với các hành vi nguy hiểm như rải đinh, vật sắc nhọn hay giao xe cho người không đủ điều kiện, mức phạt dự kiến cũng tăng vọt so với mức phạt hiện tại, lần lượt ở mức 48-52 triệu và 28-30 triệu đồng.
Có thể thấy việc tăng mạnh mức phạt áp dụng đối với các hành vi có tính chất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ rất cao gây tai nạn giao thông. Bởi vậy, khi nội dung dự thảo được công bố, nhiều độc giả đã bày tỏ quan điểm ủng hộ.
Độc giả Tuan bình luận: "Tôi ủng hộ mức phạt như dự thảo bởi ý thức tham gia giao thông của rất nhiều người dân hiện gần như là không có. Riêng với một số hành vi như giao xe cho người không đủ điều kiện (ô tô), mức phạt vẫn còn thấp, cần phải tăng cao hơn nữa vì hành vi này thực sự rất nghiêm trọng và có thể gây hậu quả rất lớn đối với sự an toàn của mọi người khi tham gia giao thông.
Đối với xe máy cũng vậy, nhiều phụ huynh thoải mái giao xe dù con đang học lớp 10, lớp 11. Học sinh không đủ tuổi, không có giấy phép lái xe, không đội mũ bảo hiểm lượn lách, tạt đầu xe khác đầy ngoài đường. Phải phạt thật nặng phụ huynh để cho con điều khiển xe máy khi không đủ điều kiện".
Chung quan điểm ủng hộ, bạn đọc có nickname Anh viết: "Ủng hộ luật mới, chỉ những người hay vi phạm mới không ủng hộ. Người chấp hành tốt thì luật có phạt 100 triệu đồng cũng vậy. Hà Nội mình vượt đèn đỏ quá nhiều, có lần một buổi sáng chủ nhật tôi gặp 3 vụ tông nhau, đều do vượt đèn đỏ".
Tương tự, anh Thái Văn cũng cho rằng cần phạt thật nặng hành vi vượt đèn đỏ, thậm chí xem xét xử lý hình sự. Độc giả này bình luận: "Phạt nặng những hành vi cố tình vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, cố tình bỏ chạy gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Cần phải xem xét cả việc xử lý hình sự".
"Với những lỗi như đi ngược chiều, vượt đèn đỏ, giao người xe cho người không đủ điều kiện, đề nghị tăng thêm mức phạt, thậm chí đến mức thu xe luôn", chủ tài khoản Tập Cận Nhân tiếp lời.
Còn với chủ tài khoản Cont Act, người này lại quan tâm tới hành vi rải đinh, vật sắc nhọn trên đường. Người này bình luận: "Đề nghị tăng mức phạt đối với hành vi rải đinh, vật sắc nhọn, thậm chí xem xét trách nhiệm hình sự về tội Giết người. Đây là hành vi gây nguy hiểm lớn cho người lưu thông trên đường".
Dù nhận về nhiều ý kiến ủng hộ, nội dung dự thảo trên cũng không tránh khỏi những băn khoăn của người dân. Chủ tài khoản NA Foods bình luận: "Tăng mức phạt là đúng, nhưng đi kèm với nó phải quy định rõ trách nhiệm của đơn vị quản lý hạ tầng, cắm biển báo giao thông. Tôi thấy những biển báo không đúng quy chuẩn (xô, lệch, rơi rụng chữ...) cần được coi là không có hiệu lực và giao đơn vị quản lý (Sở GTVT, CSGT) chịu trách nhiệm sửa chữa, khắc phục.
Ngoài ra, biển báo cần đặt nơi dễ nhìn theo hướng di chuyển của người tham gia giao thông. Những biển báo ẩn, khuất sau các cành cây, tán cây cũng được xem là không đúng quy chuẩn và không có hiệu lực. Cần có sự bình đẳng giữa đơn vị quản lý, xử lý và người tham gia giao thông".
Chung quan điểm, anh Phuong Tran viết: "Tôi đi nhiều quốc lộ, thấy rất nhiều bất cập. Các đơn vị cắm biển báo loạn xạ, nhất là các đơn vị thi công. Biển hạn chế tốc độ mà qua đến cả chục ngã rẽ không có biển nhắc lại, hay việc cắm biển hết hiệu lệnh rất xa, rất chồng chéo, đường có 2 làn xe oto lại cắm biển cấm vượt, mà đúng ra là chuyển làn chứ có vượt đâu mà cấm? Rất nhiều hệ lụy có thể xảy ra nếu mức phạt quá cao, ai đi lại trên đường nhiều chắc chắn hiểu điều này".
"Mức phạt nhẹ chưa hẳn là nguyên nhân chính của vi phạm. Theo tôi có mấy vấn đề sau: Thứ nhất, cần hướng dẫn chi tiết, cụ thể, dễ hiểu và tăng tính khả thi của luật để người dân thực hiện; Thứ hai, cần giám sát chặt chẽ hành vi vi phạm tại tất cả các tuyến đường, hạn chế những lỗi vi phạm thông thường, ví dụ như việc vượt đèn đỏ rất nhiều nhưng nếu không có CSGT, không có camera, không thấy ai phạt là người dân cứ vượt.
Nếu cứ nói là làm, vi phạm là phạt, kể cả phạt nguội hay nóng và không có ngoại lệ thì chắc chắn tỷ lệ vi phạm sẽ giảm. Ngoài ra, tôi thấy ở nước ngoài, cá nhân vi phạm nếu làm việc một tổ chức thì CSGT sẽ liên hệ hoặc gửi giấy trực tiếp tới tổ chức đó, đánh vào sự tự trọng của mỗi cá nhân", độc giả Vu Huyen Trang phân tích.