Những ngày đầu nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung,éttuyểnbổsungThísinhcânnãochọntrườnglầlịch thi đấu hôm nay ngày mai cùng với các thí sinh đến nộp hồ sơ thì nhiều trường ĐH cũng phải tiếp đón các thí sinh tới xin rút giấy chứng nhận kết quả thi vì có nguyện vọng nộp trường khác.
Xin rút chứng nhận kết quả vì các trường hạ điểm
Một phụ huynh thí sinh đến huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, con anh đăng ký nguyện vọng 1 vào Trường ĐH Sỹ quan Công binh (khu vực phía Bắc) và đạt 23,5 điểm bằng điểm chuẩn vào trường.
Tuy nhiên, thí sinh này vẫn trượt nguyện vọng 1 do Trường ĐH Sỹ quan Công binh lấy tiêu chí phụ là môn Toán phải đạt 8 điểm trong khi con anh chỉ 7,5.
Thí sinh đến đăng ký xét tuyển bổ sung tại Trường ĐH Y dược TP.HCM (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
Dẫu vậy, phụ huynh này cho rằng con anh không đậu vào Trường ĐH Sỹ quan Công binh là do trong hồ sơ đăng ký chưa nộp bản sao giấy chứng nhận kết quả thi.
Sau đó, tới tận ngày 19/8, thí sinh này đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi bản gốc vào Trường ĐH Bách khoa HN, nơi em đăng ký nguyện vọng 2 để xác nhận nhập học.
Tới nay, khi xem thông báo thấy Trường ĐH Sỹ quan Công binh tuyển bổ sung đợt 1, vị phụ huynh này cho rằng, với mức điểm 23,5 con mình chắc chắn sẽ đậu vào trường nên tới Trường ĐH Bách khoa HN để xin rút lại giấy chứng nhận điểm thi THPT đã nộp trước đó. Tương tự, em N.K Duy, thí sinh từ huyện Lục Nam, Bắc Giang cũng tới Trường ĐH Bách khoa Hà Nội để xin rút giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia đã nộp vào trường từ ngày 19/8.
Duy cho biết, đây là năm thứ 2 em thi ĐH. Năm ngoái, em thi vào Học viện Kỹ thuật quân sự và đạt mức điểm 24,75 (tính cả điểm ưu tiên) nhưng không đỗ nên quyết định ở nhà ôn thêm một năm để thi lại.
Năm nay, em lại tiếp tục thi vào hệ Kỹ sư quân sự của Học viện Kỹ thuật quân sự và đạt mức điểm bằng năm ngoái là 24,75. Với mức điểm này, Duy không đỗ vào Học viện Kỹ thuật quân sự đồng thời trượt cả nguyện vọng 1 vào ngành CN2 của Trường ĐH Bách khoa.
Theo đăng ký nguyện vọng 2, Duy được gọi vào ngành Kỹ thuật hạt nhân của Trường ĐH Bách khoa HN và đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi THPT quốc gia để xác nhận nhập học vào ngành này của trường.
Tuy nhiên, tới nay, khi thấy trường Học viện Kỹ thuật quân sự tuyển bổ sung, Duy muốn rút lại giấy chứng nhận kết quả thi để nộp hồ sơ tuyển bổ sung vào Học viện Kỹ thuật quân sự hệ kỹ sư dân sự.
Hệ này của Học viện Kỹ thuật quân sự năm nay tuyển bổ sung tới 560 chỉ tiêu. Mức điểm chuẩn trúng tuyển đợt 1 cũng không cao, chỉ từ 19,25 - 22,5 tùy từng tổ hợp khối thi.
Duy cho biết, nếu nhà trường không cho em rút giấy chứng nhận kết quả thi thì em cũng không nhập học vì ngành Kỹ thuật hạt nhân không phải là ngành em yêu thích.
Một số phụ huynh khác cũng đến Trường ĐH Bách khoa HN với lý do tương tự và mặc dù cán bộ của hội đồng tuyển sinh đã giải thích quy định của Bộ GD-ĐT năm nay là không cho thí sinh rút lại giấy chứng nhận kết quả thi, song nhiều phụ huynh không đồng tình vì cho rằng, quyền học ở trường nào là việc của thí sinh chứ trường không thể ép buộc.
Thậm chí, phụ huynh của em N.K Duy còn xin địa phương giấy chứng nhận hộ nghèo để chứng minh gia đình không có điều kiện cho con theo học ở trường để xin được rút hồ sơ.
Cơ hội học ngành yêu thích
Không có quá nhiều thí sinh tới các trường đại học khu vực phía Nam nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung.
Trần Thị Mận là một trường hợp khá đặc biệt đăng ký xét tuyển bổ sung vào Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Mận cho biết tháng 9 này em sẽ tốt nghiệp Trường ĐH Luật TP.HCM. Tuy nhiên, sau 4 năm học luật, em vẫn chỉ mong muốn được làm việc trong ngành y tế hoặc giáo dục, nên đã quyết định thi lại.
Trần Thị Mận đến đăng ký xét tuyển bổ sung tại Trường ĐH Sư phạm TP.HCM (Ảnh Đinh Quang Tuấn) |
“Việc học ôn của em khá vất vả, vì đó cũng là thời điểm phải đi thực tập, thi tốt nghiệp. “Em chỉ ôn thi trong vòng 4 tháng. Kết quả là được 21 điểm. Xét tuyển đợt 1 em đăng ký vào ngành Điều dưỡng của Trường ĐH Y dược TP.HCM và ngành Dược của Trường ĐH Tôn Đức Thắng nhưng đều trượt. Đến lần xét tuyển này, ngành Điều dưỡng của Trường ĐH Y dược TP.HCM hạ điểm nên em tiếp tục nộp vào đó. Bên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cũng hạ điểm nên em nộp nguyện vọng 1 vào Khoa Hóa, nguyện vọng 2 vào Khoa Sinh.
Trong trường hợp trúng tuyển cả hai trường, em muốn học sư phạm Hóa”.
Tâm sự thêm, Mận cho biết “bạn bè em cũng nhiều người can ngăn, nói rằng học xong Luật mà bỏ thì lãng phí. Nhưng em thấy tương lai của mình còn dài, mình nên làm công việc nào mà mình cảm thấy hạnh phúc và cống hiến được nhiều. Còn 4 năm học vừa rồi, nếu cần thì mình vẫn có thể tư vấn về pháp luật cho ai đó, em thấy cũng không quá lãng phí”.
Tại Trường ĐH Y dược TP.HCM, khu vực nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung luôn có người ra, vào. Vị cán bộ thu nhận hồ sơ cho biết đến cuối buổi sáng ngày 23/8 đã có 262 thí sinh đến nộp hồ sơ trực tiếp. Việc trường bất ngờ giảm điểm nhận hồ sơ xét tuyển đã thu hút được thí sinh từng trượt trường này và các trường ĐH Y dược Cần Thơ, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch.
Chị Lê Thị Hà, nhà ở Quận 11 (TP.HCM) đang chờ con gái làm thủ tục đăng ký. Chị cho biết con gái chị được 21,1 điểm, đợt xét tuyển NV1 đã đăng ký xét tuyển ngành Điều dưỡng ở cả trường này và Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, và đều trượt cả hai trường. “Cháu nó chỉ thích vào ngành này, bảo rằng không trúng năm sau nó thi lại chứ không học trường khác. Nên thấy trường hạ điểm, tôi cũng mừng, chỉ mong nó được đi học”.
Em Nguyễn Thị Huyền nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào Khoa Y tế công cộng thì cho biết với kết quả thi là 19, đợt đầu tiên em đã trượt Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. "Nhưng lần này cả trường Bách khoa và trường này đều hạ điểm nên em đăng ký hai nơi. Em hy vọng sẽ trúng tuyển 1 trong hai, không đăng ký trường thứ ba nào nữa”.
Ngân Anh – Lê Văn