Bệnh Minamata - do thảm họa đầu độc biển Minamata gây ra - rất khủng khiếp,ảmhọachếtngườiởvùngbiểnMinamatadobịđầuđộkqbd uruguay có thể so sánh với thảm họa hạt nhân ở Hiroshima hay Nagasaki.
Trong những ngày qua, việc cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển miền Trung khiến cho nhiều người lo lắng. Nhiều nguyên nhân có thể được phân tích, nhưng có phân tích cho rằng cũng không thể loại trừ việc có hàm lượng thủy ngân trong chất xả thải ra khu vực này.
Thành phố Minamita được coi là "vùng biển chết". Ảnh chụp tháng 10/1960 và được đăng trên báo Mainichi |
Trong lịch sử nhân loại và lịch sử Nhật Bản, đã có thảm họa khủng khiếp do thủy ngân gây ảnh hưởng. Đó là thảm họa Vùng vịnh Minamata của Nhật Bản với bệnh Minamata do chất thải của công ty khu vực Vịnh gây ra.
Có nhà khoa học Nhật Bản cho rằng bệnh Minamata rất khủng khiếp, có thể so sánh với thảm họa hạt nhân ở Hiroshima, hay Nagasaki.
Từ vùng Vịnh chết cho tới căn bệnh hủy diệt cơ thể
Cho đến nay căn bệnh Minamata và tên Công ty Chisso là hai cái tên liên quan đến nhau rất chặt chẽ. Trong suốt một khoảng thời gian dài từ năm 1932-1958, Công ty Chisso đã xả thải ra Vịnh Minamata thuộc tỉnh Kumamoto một lượng nước thải vô cùng lớn. Cho đến khi công ty này bị ngừng sản xuất vào năm 1968, thì lượng xả thải ra Vịnh Minamata đã biến Vịnh này thay đổi hoàn toàn giống như một Vịnh chết.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia Nhật Bản, bệnh Minamata là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm được phát tác từ các loại thực vật, động vật bị ô nhiễm thủy ngân do quá trình sinh sống trong lưu vực Vịnh Minamata chịu tác động xả thải của Công ty công nghiệp hóa học Chisso.
Bệnh này được xác nhận vào năm 1956, trở thành căn bệnh đầu tiên của loài người do ảnh hưởng của thực vật, động vật ô nhiễm trong môi trường.
Đây là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất xuất hiện trong thời kỳ Nhật Bản đạt tăng trưởng kinh tế cao nhất, và cũng là căn bệnh làm nhiều ngưởi chết nhất.
Trong lịch sử Nhật Bản, căn bệnh Minamata xuất hiện 2 lần làm nhiều người chết. Đó là từ năm 1950-1960, Công ty hóa chất Chisso, chuyên sản xuất chất acetaldehyde từ năm 1932 đã xả nhiều chất thải chứa hàm lượng thủy ngân cao ra Vịnh Minamata (như đã nói ở trên), khiến cho nồng độ thủy ngân có trong cá cao, ảnh hưởng trực tiếp tới người dân khu vực này.
Thành viên Hội những người bệnh Minamata phản đối công ty gây ô nhiễm vùng biển lên Bộ Y tế Nhật Bản. Ảnh chụp ngày 25/5/1970 và được đăng trên báo Mainichi |
Năm 1960, một vụ nhiễm độc tương tự xảy ra ở lưu vực sông của tỉnh Niigata trên đảo Honshu, cách Kumamoto khoảng 1.000 km. Người ta gọi căn bênh này là Minamata Niigata. Nguyên nhân cũng là chất thải chứa thủy ngân của Công ty điện tử Showa gây ra.
"Kỳ bệnh" và lượng thủy ngân khủng trong nước biển
Một câu hỏi lớn đặt ra là tại sao trong quá trình sản xuất lâu dài như thế từ năm 1932, mà tới sau những năm 1950 sự việc mới được phát hiện khi hàng loạt cá ở khu vực này chết, trong nhiều năm nguyên nhân không được xác định.
Lượng sản xuất chất acetaldehyde từ năm 1932-1954 của công ty nói trên tăng từ 209 lên tới 9.159 tấn, năm 1956 gấp 1,5 lần ở mức 15.919 tấn, và năm 1960 lên tới 45.244 tấn.
Thời điểm đó, công ty Chisso có 7 nhà máy hoạt động trong nước Nhật và 20 nhà máy hoạt động tại nước ngoài.
Bên cạnh đó, thời điểm bấy giờ các thiết bị máy móc cũ nát, kinh phí sản xuất bị cắt giảm nên việc xử lý chất thải là hầu như ít được chú trọng. Theo nghiên cứu gần đây, lượng thủy ngân chưa được xử lý trong giai đoạn mà Chisso thải ra Vịnh Minamata lúc bấy giờ theo từng giai đoạn là 0,6-6 tấn. Và mức độ nguy hiểm vẫn được nghiên cứu cho đến nay.
Bệnh nhiễm thủy ngân có thể làm giảm trí nhớ, làm giảm hoạt động của tiểu não, giảm thính lực và gây phát âm khó. Đây là kết luận đã được xác nhận khi kiểm tra và theo dõi bệnh cho 50 bệnh nhân.
Không những ảnh hưởng lên con người, mà bệnh Minamata do nhiễm chất thủy ngân đã làm cho mèo, quạ cũng chết hàng loạt. Ban đầu người ta không hiểu do nguyên nhân nào mà mèo, quạ lại chết nhiều như vậy. Nhân dân trong vùng lúc đó gọi là bệnh “mèo dại”. Và năm 1954, lần đầu tiên báo Kumamoto đã ra cảnh báo vì hiện tượng mèo chết hàng loạt.
Hình ảnh bệnh nhân bị bệnh Minamata không thể co duỗi tay. Ảnh chụp năm 1970 và được đăng trên báo Mainichi. |
Ngày 1/5/1956 trở thành sự kiện khi Nhật Bản công bố phát hiện ra bệnh Minamata trên cơ thể của bệnh nhân với kết luận tổn thương do hệ thần khinh trung ương nhưng không rõ nguyên nhân.
Đến 1954, có tới 12 người bị nhiễm bệnh này và có 5 người tử vong không rõ nguyên nhân. Nhiều ngư dân Nhật Bản lúc đó gọi đây là “kỳ bệnh”. Người bệnh lúc này còn mang thêm một nỗi khổ khác là bị kỳ thị, ghê sợ.
Năm 1956 có 50 người bị phát bệnh, trong đó có 11 người chết.
Năm 1957 căn bệnh này được xác định trên mèo chết do ăn các loài cá được đánh bắt ở Vịnh Minamata. Năm 1958, chính quyền địa phương Kumamoto chính thức cấm đánh bắt cá tại khu vực Vịnh Minamata.
đến năm 1968 Chính phủ Nhật Bản mới xác nhận nguyên nhân bệnh Minamata do chất thải có chứa thủy ngân. Sự việc này đã được đưa lên tòa án Nhật Bản để xem xét với mục đích bảo vệ quyền lợi của hơn 2000 đã thiệt mạng một cách ấm ức ngay cả khi chưa rõ nguyên nhân, và hơn 13000 người vẫn đang bị ảnh hưởng.
Ký ức chết chóc và đau đớn
Hàng trăm người không có khả năng nhận thức, sống dự hoàn toàn vào bố mẹ. Nhiều bào thai không thể hình thành, nhiều người con sinh ra chân tay bị co quắp cho đến ngày nay. Ngay cả với những nhà nhiếp ảnh, bệnh Minamata là một kí ức kinh hoàng.
Đó là những hình ảnh người bệnh kêu la vì đau đớn, hình ảnh người co giật, sùi bọt mép, bại liệt cả đời sống trên xe lăn. Hay một số bệnh nhân bị mù, điếc, mất trí và mất thăng bằng.
Do mức độ nguy hiểm của bệnh Minamata, Bộ Môi trường Nhật Bản đã đưa ra một văn bản pháp lý với tên gọi “Tuyên truyền giáo dục về bệnh Minamata và cách phòng chống chất thủy ngân”.
Năm 2009, Chính phủ Nhật Bản cũng đưa ra một văn bản qui định việc cứu tế cho người bị thiệt hại do bệnh Minamata và giải quyết vấn đề bệnh này.
Những cuốn sách về bệnh Minamata, thân phận đau thương của những nạn nhân cho nhiễm thủy ngân vẫn được xuất bản. Thủy ngân là chất hóa học và những người sử dụng nó, dù vô tình hay hữu ý, để nó gây ảnh hưởng tới con người là tội ác.
Những người dân Nhật mang bệnh Minamata và cả những người không mang bệnh đang chiến đấu để bảo vệ sự sống của mình.
Theo VOV-Tokyo
Hóa chất súc rửa có thể là nguyên nhân khiến cá chết