Lịch sử hình thành và phát triển
Tập đoàn Lockheed Martin được thành lập vào tháng 3/1995,ểutượngcủanềncôngnghiệpquốcphòngMỹnhận định tỷ số liverpool dựa trên thương vụ sáp nhập 2 trong số những công ty quốc phòng lớn nhất nước Mỹ lúc bấy giờ là Lockheed và Martin Mariette.
Tới những năm 2000, Lockheed Martin bắt đầu tạo dựng được tên tuổi thông qua các sản phẩm nổi bật như tiêm kích F-16 hay máy bay vận tải quân sự C-130. Kể từ năm 2005, tập đoàn này đã trở thành đối tác quen thuộc của Lầu Năm Góc và các cơ quan liên bang khác của Mỹ.
Hiện tại, Lockheed Martin đã thâm nhập vào mọi ngóc ngách của thị trường vũ khí toàn cầu. Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết, kể từ năm 2000, Lockheed Martin liên tục dẫn đầu thế giới về doanh số, lợi nhuận kinh doanh vũ khí, trang bị quân sự.
Bất chấp suy thoái kinh tế, tổng doanh thu của Lockheed Martin trong năm 2020 đạt 58,2 tỷ USD, tăng trưởng 7,7% so với năm 2019. Trong khi đó, các tập đoàn như Raytheon và Boeing có mức tăng trưởng âm Viện Nghiên cứu Hòa bình quốc tế StockholmBên cạnh các sản phẩm được đánh giá cao, nguồn nhân lực dồi dào là nguyên nhân chính khiến Lockheed Martin có thể chiếm lĩnh thị trường vũ khí toàn cầu. Tính tới đầu năm 2022, tập đoàn này có tổng cộng 114.000 nhân viên trên toàn thế giới, bao gồm 60.000 kỹ sư và nhà khoa học.
Ngoài ra, Lockheed Martin cũng là tập đoàn tiên phong trong việc phát triển vũ khí công nghệ cao. Vào tháng 7/2022, quân đội Mỹ đã thử nghiệm thành công 2 tên lửa siêu thanh do tập đoàn này chế tạo. Tới tháng 9/2022, Lockheed Martin nghiên cứu thành công vũ khí laser công suất 300kW - mức cao nhất từng được ghi nhận.
Sản phẩm làm nên thương hiệu
F-16 Fighting Falcon
F-16 có thể coi là sản phẩm thành công nhất của Lockheed Martin, hãng đã chế tạo tổng cộng hơn 4.000 chiếc và xuất khẩu tới 24 quốc gia trên toàn cầu.
F-16 là máy bay chiến đấu đa nhiệm, được trang bị một pháo tự động M61 Vulcan và nhiều loại tên lửa và bom tùy theo nhu cầu tác chiến. Sự linh hoạt là lý do quan trọng nhất dẫn tới sự phổ biến của máy bay này.
Hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS)
Là cái tên trở nên nổi tiếng nhờ cuộc xung đột ở Ukraine, hệ thống pháo phản lực tầm trung của Lockheed Martin đã chứng minh được năng lực trong thực chiến.
HIMARS là pháo phản lực phóng loạt tự hành đặt trên khung gầm bánh lốp, được phát triển từ tổ hợp M270 MLRS. Hệ thống này được trang bị 6 ống phóng, sử dụng được rất nhiều loại đạn pháo khác nhau.
Ưu điểm lớn nhất của HIMARS là tầm bắn có thể lên tới 80km, cho phép lực lượng Ukraine tập kích các mục tiêu ở hậu phương của đối thủ.
F-35 Lightning II
F-35 là một trong những tiêm kích tàng hình tân tiến nhất thế giới. Loại tiêm kích này của Mỹ có 3 phiên bản là F-35A được sử dụng cho không quân, F-35B cho thuỷ quân lục chiến và F-35C dành riêng cho các hoạt động trên tàu sân bay.
Hiện tại, không quân Mỹ sở hữu phi đội F-35 lớn nhất thế giới với 348 chiếc, nhưng theo một thông tin từ Lockheed Martin, số tiêm kích mà không quân nước này đặt mua lên tới 1.763 chiếc.
Hệ thống chiến đấu Aegis
Được Lockheed Martin phát triển từ những năm 1970, Aegis đã trở thành hệ thống phòng thủ quan trọng đối với các tàu chiến của hải quân Mỹ.
Aegis là sự kết hợp của radar AN/SPY-1, tên lửa đối không và các hệ thống điều khiển điện tử tiên tiến. Nhờ có hệ thống này, tàu khu trục và tàu tuần dương của hải quân Mỹ có thể đánh hiệu quả tên lửa diệt hạm của đối phương, bảo vệ vững chắc cho các tàu sân bay.
Trung Quốc trừng phạt 2 tập đoàn quốc phòng khổng lồ của MỹGiới chức Trung Quốc tuyên bố sẽ trừng phạt 2 tập đoàn quốc phòng lớn của Mỹ vì bán vũ khí cho đảo Đài Loan (Trung Quốc).