- Từ một cô bé vốn rất lanh lợi,ẹđãnhắmmắtcùngconlàmmọithứbd kq tbn la liga ở tuổi 12, mắt Linh không còn nhìn thấy ánh sáng xung quanh nữa. Những tưởng căn bệnh lạ này sẽ khiến em nhụt chí. Thế nhưng, Linh càng sống mạnh mẽ hơn bởi “em luôn có mẹ ở bên và vực em dậy”.
Có mặt trong buổi lễ tuyên dương khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô ngày 19/5, Dương Bùi Khánh Linh (học sinh lớp 9A2, Trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu) gây xúc động bởi những thành tích và nghị lực vươn lên trong học tập. Dìu em đi từng bước là mẹ của em, chị Bùi Thị Thu Lan. Gần 6 năm nay, chị đã trở thành đôi mắt của con như thế!
9 năm là học sinh giỏi
Kể về câu chuyện của mình, Linh cho biết, em bắt đầu phát hiện bệnh khi vừa học hết lớp 5. Bác sĩ nói rằng đó là một căn bệnh lạ. Vì thế, quãng thời gian phát bệnh diễn ra rất nhanh chóng. Chỉ trong một thời gian ngắn, tất cả những gì trước mắt em chỉ còn là một khoảng đen mờ tịt. Mặc dù rất ham vẽ nhưng em chẳng còn nhìn thấy đường nét hay những gam màu. Cùng thời điểm đó, cha em bỏ hai mẹ con đi lập gia đình mới. Người mẹ lúc này phải gánh gồng hơn gấp bội để lo cho con.
“Ngay từ giây phút ấy tôi đã tự dặn mình không được phép gục ngã vì mình là chỗ dựa duy nhất của con. Tôi cũng không dám rơi một giọt nước mắt nào cả. Tôi sợ một lúc nào đó bất chợt con sờ vào mắt mẹ, thấy mẹ khóc con sẽ nhụt chí” – chị Lan nghẹn ngào khi nhắc đến chuyến hành trình cùng con hòa nhập lại với cuộc sống. Trong chị vẫn có niềm tin bất diệt, rằng một ngày nào đó mắt con sẽ sáng trở lại như bao bạn bè cùng trang lứa.
Cũng kể từ năm 2012, Linh được chuyển đến học tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu. Em phải tập làm quen với việc học chữ nổi. Từ một người có thể nhìn thấy ánh sáng, Linh không hình dung được cuộc sống của người khiếm thị sẽ ra sao? Linh kể, em đã rất sốc và khá dè dặt trong giao tiếp với bạn bè.
Thế nhưng nhờ có mẹ luôn ở bên và vực em dậy, sau nửa năm, Linh nhanh chóng thích nghi với “cuộc sống mới”. Với niềm khao khát học tập và tấm lòng ham học hỏi, 9 năm liền Linh đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Đặc biệt, em rất yêu thích môn Toán hình và đây cũng là môn Linh học tốt nhất.
“Mặc dù hơi khó tưởng tượng nhưng do trước đây em đã từng nhìn thấy nên em dễ hình dung hơn các bạn trong lớp. Môn Toán hình rất thú vị vì nó đòi hỏi tư duy nhiều. Em phải sử dụng một chiếc bảng mút và một chiếc thước khắc chữ nổi để vẽ hình”.
Dương Bùi Khánh Linh và mẹ trong buổi lễ tuyên dương Khen thưởng học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ Đô ngày 19/5. |
Một ngày học của Linh bắt đầu từ sáng cho tới chiều muộn. Em luôn cố gắng hoàn thành bài tập ngay trên lớp, sau đó thời gian buổi tối dành để nghỉ ngơi và phụ mẹ làm việc nhà.
Linh chia sẻ, động lực của em bây giờ chính là mẹ và gia đình. “Mẹ em luôn nói rằng kỹ năng thực tế mới quan trọng. Do đó, mẹ không gây áp lực với em về thành tích hay điểm số. Ngoài ra, em còn muốn nhìn thấy nụ cười của ông bà. Ông em giờ đã già nên hay phải đi viện. Nhưng mỗi lần về, em thông báo được thành tích cao thì ông lại có thể ở nhà thêm một tuần nữa. Đó có lẽ là động lực rất lớn để em cố gắng hơn”.
“Mẹ dạy em không phụ thuộc vào người khác”
Trong lời kể của Linh nhắc rất nhiều đến mẹ. Mẹ chính là người giúp em tự tin thoát ra ngoài thay vì thu mình lại. Bên cạnh đó, chính mẹ đã dạy cho em tất cả các kỹ năng để không phụ thuộc vào người khác. Vì vậy, giờ đây các công việc nhà hay vệ sinh cá nhân Linh đều có thể tự làm được.
“Ví dụ như khi đun nước, mẹ thường tự nhắm mắt lại để hiểu âm thanh. Sau đó mẹ mô tả để dạy em làm. Từ việc bước bao nhiêu bước chân để lấy ấm, cách vặn nước ra sao, lắng nghe âm thanh khi nào nước đầy,… mẹ đều hướng dẫn tỉ mỉ.
Duy chỉ có việc tự đi lại bằng gậy là em chưa làm được. Em đang cố gắng tập để không phụ thuộc vào mẹ nữa. Mẹ mất quá nhiều thời gian để ở bên em nên giờ mẹ chỉ có thể làm công việc tự do, ai thuê gì làm nấy”.
Trong từng bước đi của Linh đều có bóng dáng của người mẹ. |
Trong từng bước đi của Linh đều có bóng dáng của người mẹ. Đó là những buổi hai mẹ con chở nhau trên chiếc xe máy từ nhà đến lớp học. Đó là những lần mẹ ngóng chờ con tan trường để đèo về hay dắt đỡ khi cần thiết. Song, chị Lan luôn quan niệm: “Nếu con phụ thuộc vào người khác, con sẽ không quyết tâm vượt khó. Không ai sống thay cuộc đời của con. Con phải tự đi bằng đôi chân của chính mình”.
Vì thế, chị dạy con rất nghiêm khắc. Nhiều khi thấy con đứt tay hay bỏng nước, chị cũng phải nuốt nước mắt vào trong. Mặc dù có cáu gắt, nhưng chị bảo, “cáu là để con hiểu mẹ coi con như một người bình thường chứ không phải vì mẹ nản.
Mẹ đã nhắm mắt lại cùng con và đã làm được mọi thứ. Cho nên con không được phụ thuộc mà càng phải nỗ lực học và làm việc nhà chỉn chu”.
Mặc dù ông bà ngoại của Linh rất phản đối cách giáo dục này vì cho rằng không an toàn, nhưng với chị Lan, nương nhẹ con một chút con sẽ ỉ lại. Do đó, thay vì làm giúp con, chị đã hướng dẫn con từng chút. Và hơn hết, chị luôn động viên rằng, con vẫn còn hạnh phúc hơn rất nhiều bạn – những người khiếm thị bẩm sinh chưa một lần được nhìn thấy thế giới xung quanh.
Hiểu được nỗi lòng của người mẹ, Linh luôn cố gắng học tập và tự làm mọi việc trong nhà. Ước mơ của em là trở thành một chuyên gia tâm lý. “Em cảm thấy mọi vấn đề trong cuộc sống đều xuất phát từ tâm lý. Nếu mình có thể giải tỏa tâm lý thì mọi việc sẽ ổn hơn rất nhiều. Là một chuyên gia tâm lý, em vừa tự giải tỏa được tâm lý cho mình, vừa có thể giúp đỡ cho những người xung quanh” – Khánh Linh chia sẻ.
Thúy Nga
Mong muốn người con khiếm thính của mình được đi học như bao bạn bè khác, anh Trần Khương đã chấp nhận mỗi ngày đến trường cùng con ròng rã trong suốt 18 năm.