2/ trường hợp: đã có sổ đỏ 1 mình vợ đứng tên. muốn bổ sung tên chồng vào sổ thì thủ tục như thế nào?ổsungtênvợchồngvàosổđỏthếnàkết quả giải vô địch quốc gia tây ban nha
Ảnh minh họa |
Thứ nhất: Tặng cho mảnh đất cho riêng người vợ.
Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.
Căn cứ vào quy định trên, vì em vợ chỉ tặng cho riêng cho người vợ nên mảnh đất này được xác định là tài sản riêng của người vợ. Tuy nhiên, vợ chồng có thể thỏa thuận để nhập tài sản là mảnh đất đó vào khối tài sản chung của vợ chồng, khi đó Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất đó có thể ghi tên cả hai vợ chồng.
Thứ hai: Thủ tục bổ sung tên chồng vào sổ đỏ khi đã có vợ đứng tên.
Để bổ sung tên chồng vào sổ đỏ bạn thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất
Khoản 1, 2 Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định:
Điều 79. Trình tự, thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng
1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:
a) Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
b) Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;
c) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
Theo đó bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ nộp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Hồ sơ được quy định tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT), bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
- Hợp đồng, văn bản về việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ thành của chung vợ và chồng theo quy định.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội trả lời