Ngày 27-12 tại thủ đô Hà Nội,ỏasángvìcộngđồwestern united vs sydney fc Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ VIII đã được khai mạc với chủ đề “Đoàn kết, năng động, sáng tạo, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2015”. Khoảng 1.500 đại biểu đại diện các tập thể anh hùng, các anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc, điển hình tiên tiến của các địa phương, các lĩnh vực, các dân tộc, tôn giáo... đã về tham dự.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng hoa cho các gương thi đua điển hình tại đại hội.
Vì mình và vì xã hội Phát biểu khai mạc đại hội, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, khẳng định kết quả của các phong trào thi đua và công tác khen thưởng 5 năm qua đã góp phần tích cực vào việc thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. “Nổi bật là chúng ta đã ứng phó có kết quả với những diễn biến phức tạp của khủng hoảng kinh tế thế giới, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô để bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế” - Thủ tướng nhấn mạnh. Điều này cũng được thể hiện rõ nét trong buổi giao lưu tại đại hội. Những điển hình kinh tế, dù trong lĩnh vực nào cũng nỗ lực để làm giàu cho mình và cho xã hội. Điển hình là bà Phạm Thị Huân, Giám đốc DNTN Ba Huân (TPHCM). “Bước ngoặt lớn nhất của tôi là khi mới mười mấy tuổi, tôi đã được mẹ giao bán gánh hàng trứng. Tôi đã xuôi ngược khắp nơi để mua bán trứng, lấy tiền nuôi em ăn học” - bà Huân tâm sự. Cơ sở buôn bán trứng ra đời, làm ăn khấm khá song khi dịch cúm gia cầm đến, hàng ngàn quả trứng bị tiêu hủy, bà thấy xót lòng. Biết ở nước ngoài có dây chuyền xử lý trứng sạch, bà quyết tâm nhập về. Dây chuyền này được Phó Chủ tịch nước cắt băng khánh thành, sản phẩm trứng sạch Ba Huân được TP giao nhiệm vụ bán bình ổn giá trứng. Hiện doanh nghiệp của bà phát triển vững chắc và luôn đồng hành cùng nông dân, hỗ trợ họ vươn lên để làm giàu. Một điển hình khác, ông Đỗ Quý Hạo, chủ trang trại Khoai lang Ba Hạo, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Ông được mệnh danh là “Vua khoai lang” với trang trại sản suất 52 ha, một năm hai vụ khoai lang xuất khẩu, sản lượng 2.500 tấn/năm. Xuất thân từ gia đình nông dân, học hết lớp 7, ông vào bộ đội. Sau đó, ông khởi nghiệp với hai bàn tay trắng, đi làm thuê, thậm chí phải đi mót lúa kiếm sống. Sau khi tích lũy được ít vốn, ông mua ruộng trồng khoai lang. Ông đã tìm đọc sách các toán, hóa, sinh từ lớp 8 đến lớp 12. Rồi nghiên cứu giáo trình, giáo án liên quan đến nông nghiệp của các trường ĐH-CĐ. Trong 15 năm, ông vừa làm vừa xin vào học dự thính tại 3 trường ĐH, với những môn học thật cần thiết cho việc làm nông nghiệp của mình. Và cuối cùng, thương hiệu “Khoai lang Ba Hạo” ra đời. Ông tiếp tục thành công với máy trồng khoai lang nhãn hiệu Ba Hạo có mặt trên những cánh đồng của nhiều vùng miền trong cả nước. Thi đua là yêu nước Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cho rằng trong những năm qua, phong trào thi đua yêu nước đã được triển khai với nội dung, tiêu chí, hình thức phát động có nhiều sự đổi mới, bám sát nhiệm vụ chính trị trung tâm và tình hình thực tế của từng bộ, ngành, địa phương, đơn vị, khơi dậy được tiềm năng, tính tích cực, sáng tạo của mọi người, mọi tổ chức, thu được nhiều kết quả thiết thực. Thông qua các phong trào thi đua đã xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân, anh hùng, chiến sĩ thi đua và các tấm gương điển hình tiên tiến, tiêu biểu cho ý chí vươn lên, tinh thần vượt khó, dám nghĩ, dám làm, tích cực và sáng tạo của con người VN, tạo động lực mạnh mẽ, góp phần thiết thực vào những thành tựu to lớn và rất quan trọng của 10 năm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và những thành tựu quan trọng của 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng chỉ rõ những hạn chế, yếu kém của phong trào thi đua yêu nước, nhất là những hạn chế về nhận thức, về trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy Đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan. Việc tổ chức phong trào thi đua có nơi, có lúc còn mang tính hình thức; chưa coi trọng công tác kiểm tra, đôn đốc; sự phối hợp, liên kết của các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan chưa chặt chẽ, đồng bộ; việc phát hiện, biểu dương tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến còn hạn chế. Trình bày báo cáo tổng kết phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng 5 năm (2006-2010), phương hướng, nhiệm vụ công tác thi đua - khen thưởng giai đoạn 2010-2015, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương, nhấn mạnh công tác thi đua – khen thưởng đóng góp một phần quan trọng trong những thành tựu quan trọng. Theo Phó Chủ tịch nước, từ phong trào thi đua yêu nước, trong lĩnh vực kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu. Các ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông... đã đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm... Ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đẩy mạnh phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn, nâng cao giá trị sử dụng đất, xây dựng cánh đồng trang trại đạt 50 triệu đồng/ha/năm. Lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, dịch vụ và du lịch, phong trào thi đua đã có bước phát triển tạo động lực cho sự phát triển lưu thông hàng hóa và xuất khẩu.Hồ Thị Hiếu Hiền, một trong những đại biểu nhỏ tuổi nhất tại đại hội, giao lưu với các đại biểu.
Trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phong trào thi đua đã hướng vào thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, nâng cao đạo đức người thầy thuốc, đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, phong trào “Hiến máu nhân đạo”... Trong lĩnh vực an sinh xã hội, ngoại giao, văn hóa, thể dục thể thao; các lĩnh vực an ninh, quốc phòng, phòng chống tham nhũng... đều có nhiều hình thức thi đua sôi nổi, đạt hiệu quả cao. Đặc biệt, trong lĩnh vực phòng chống tham nhũng, đã đẩy mạnh phong trào thi đua trong phối hợp xây dựng cơ chế, chính sách, pháp luật, tổ chức các hoạt động nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng quy chế khen thưởng người có thành tích xuất sắc trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng và người tố cáo, phát hiện hành vi tham nhũng. Trong 5 năm qua, với những thành tích xuất sắc trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, Nhà nước đã phong tặng 67 tập thể và cá nhân danh hiệu Anh hùng Lao động; 691 chiến sĩ thi đua toàn quốc, 11 Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều cờ thi đua của Chính phủ, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, huân chương các loại.Năm giải pháp giai đoạn 2011- 2015
Phát biểu chỉ đạo tại đại hội, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đề nghị công tác thi đua – khen thưởng trong 5 năm tới phải phấn đấu theo mục tiêu, nhiệm vụ đã được nêu trong báo cáo tại đại hội, đồng thời nhấn mạnh 5 giải pháp cơ bản. Cụ thể: 1. Tiếp tục tạo sự chuyển biến sâu sắc hơn về nhận thức để mọi người thấy rõ vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công tác thi đua, như tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thi đua để đạt tới sự giải phóng và phát triển con người; giải phóng, phát triển xã hội... 2. Gắn các phong trào thi đua với việc xây dựng, bồi dưỡng con người VN trong thời kỳ mới, phát triển toàn diện về ý thức làm chủ, ý thức trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe và lao động giỏi, sống có văn hóa và tình nghĩa; giàu lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính... 3. Quan tâm việc phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng các điển hình tiên tiến. 4. Các cơ quan chức năng tiếp tục tham mưu cho Đảng và Nhà nước hoàn thiện các hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thi đua - khen thưởng. 5. Tập trung sự lãnh đạo thống nhất, chặt chẽ và toàn diện của các cấp ủy Đảng.Dựa vào nhân dân chống tham nhũng
Ông Phạm Thanh Bình, Bí Thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội - người đã từng nổi tiếng với câu chuyện đấu tranh chống tham nhũng, bị cách hết chức nhưng ông vẫn quyết tâm đấu tranh đến cùng. Ông đã viết thư gửi lên Bí thư Thành ủy TP Hà Nội, tố cáo những khuất tất, vì vậy đã được “trả” lại các chức vụ sau hơn 500 ngày bị cách chức. Ông tâm sự, trên mặt trận phòng chống tham nhũng, mình chỉ là một người lính xung kích: “Phải dựa vào quần chúng nhân dân, nếu chỉ một mình tôi thì không thể làm gì được”. Nhận được câu hỏi “nếu con mình tham nhũng, ông có tố cáo không”, ông đã thắng thắn trả lời: “Nếu con tôi tham nhũng, nó sẽ phải chịu trách nhiệm”.Theo NLĐ