Trong tháng 8 và tháng 9,địaphươngcóbướctiếnấntượngvềchuyểnđổisốnhờtầmnhìncủalãnhđạty le bong d hơn 5.000 đại biểu tại 2 tỉnh Đắk Nông và Bình Phước đã tham gia chương trình tập huấn “Nâng cao năng lực chuyển đổi số cho chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân - Hướng đến một quốc gia số toàn diện”, có sự hỗ trợ tài chính từ Chính phủ Australia qua Quỹ Hỗ trợ cựu sinh viên (AAGF) do chương trình Aus4Skills quản lý.
Một phiên tập huấn về chuyển đổi số tại tỉnh Bình Phước (Ảnh: M.Ngọc) |
Theo kết quả xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh năm 2021 do Bộ TT&TT thực hiện, Bình Phước đứng thứ 9/63 tỉnh thành, tăng 16 bậc so với năm 2020; và Đắk Nông đứng thứ 41, tăng 13 bậc so với năm 2020.
Kết quả đánh giá của Bộ TT&TT cũng cho thấy, Bình Phước đã có sự cải thiện rõ nét 2 trụ cột chính quyền số và kinh tế số, với chính quyền số tăng 16 bậc và kinh tế số tăng 23 bậc. Với Đắk Nông, thứ hạng ở cả 2 trụ cột Chính quyền số, kinh tế số cũng được cải thiện, tăng lần lượt 14 và 5 bậc so với năm 2020.
Dù đang ở mức độ khác nhau về chuyển đổi số, cả 2 địa phương đều quyết tâm đẩy mạnh quá trình này. Trong đó, Tỉnh ủy Đắk Nông đặt mục tiêu chuyển đổi số đồng bộ và toàn diện để trở thành tỉnh trung bình khá của cả nước vào năm 2030.
Còn với Bình Phước, lãnh đạo tỉnh đã đề ra mục tiêu đến năm 2025, kinh tế số chiếm 20% tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của tỉnh; 100% hộ gia đình sử dụng phương tiện kết nối thông minh; khuyến khích người dân áp dụng CNTT vào mọi lĩnh vực.
Năm 2021, Bình Phước đã tăng 16 bậc về xếp hạng chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh, xếp thứ 9 trên toàn quốc. |
Theo đánh giá của chuyên gia Cục Chuyển đổi số quốc gia (Bộ TT&TT), các địa phương dẫn đầu cũng như những tỉnh thành có nhiều cải thiện về thứ hạng chuyển đổi số đều là những địa phương mà lãnh đạo có sự quan tâm, quyết liệt trong chỉ đạo triển khai.
Phó Giáo sư Nguyễn Quang Trung, Chủ nhiệm dự án và đồng Trưởng nhóm nghiên cứu Quản lý chuyển đổi thông minh tại Đại học RMIT Việt Nam cũng đánh giá cả Bình Phước và Đắk Nông đều có những bước tiến ấn tượng về chuyển đổi số. Kết quả này có được trước hết là nhờ vào tầm nhìn và sự cầu thị của lãnh đạo các tỉnh.
Nội dung các buổi tập huấn chỉ ra thực trạng, thách thức, các lỗi thường gặp cũng như chiến lược, cách xây dựng năng lực, trọng tâm của chuyển đổi số, các nguyên tắc và trình tự triển khai… “Tuy nhiên, lãnh đạo các cấp chính quyền và lãnh đạo doanh nghiệp sẽ là người đóng vai trò tiên phong trong việc trau dồi kiến thức, ưu tiên nguồn lực, làm gương và truyền cảm hứng để mang lại kết quả thực chất”, Phó Giáo sư Nguyễn Quang Trung nhấn mạnh.
Phó Giáo sư Nguyễn Quang Trung trao đổi tại chương trình tập huấn. (Ảnh: M.Ngọc) |
Chương trình tập huấn nâng cao năng lực số tại mỗi tỉnh chia thành các nội dung được thiết kế riêng cho 3 nhóm đối tượng khác nhau là chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người dân.
Trong đó, với lãnh đạo và cán bộ chính quyền địa phương, các chuyên gia chia sẻ về khái niệm chuyển đổi số, Chính phủ số và chính quyền số; cũng như các chiến lược liên quan đến quản lý khả năng chuyển đổi số và các giải pháp mới nhất giúp thúc đẩy chính quyền số ở cấp địa phương.
Với các đại biểu đến từ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã, chương trình cập nhật kiến thức về chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Nội dung tập trung vào số hóa dữ liệu kinh doanh; áp dụng công nghệ số để tự động và tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ, quản lý, sản xuất kinh doanh; chuyển đổi mô hình kinh doanh, tạo thêm giá trị mới cho doanh nghiệp.
Đặc biệt, chương trình cũng nâng cao năng lực số trong thời kỳ hậu Covid cho hàng ngàn người dân với hướng dẫn sử dụng các dịch vụ công trực tuyến cùng chia sẻ theo chủ đề “Sống - Làm việc - Giải trí”, với nhiều nội dung liên quan tới an toàn thông tin.
Tiến sĩ Đặng Phạm Thiên Duy, Giảng viên cấp cao của Đại học RMIT, thành viên nhóm chuyên gia tập huấn chuyển đổi số cho biết: “Nhóm thiết kế nội dung huấn luyện bám sát nhu cầu cụ thể của lãnh đạo chính quyền, cũng như mức độ số hóa của doanh nghiệp và người dân từng tỉnh. Lấy ví dụ lần tập huấn này ở Bình Phước, nhóm đã chia sẻ các mô hình và bài học chuyển đổi số dành riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây”.
Đại diện Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp số tỉnh Bình Phước tham gia tập huấn, ông Nguyễn Minh Hiếu cho biết, dự định sử dụng kiến thức thu được từ chương trình để đánh giá lại sức khỏe của việc chuyển đổi số tại hợp tác xã.
“Tới đây chúng tôi có thể cập nhật để triển khai chuyển đổi số tốt hơn cho các thành viên hợp tác xã cũng như lan tỏa ra cho cộng đồng, hỗ trợ bà con và các doanh nghiệp khác thực hiện chuyển đổi số”, ông Nguyễn Minh Hiếu chia sẻ.
Vân Anh
Theo ông Trương Gia Bình, mỗi địa phương và doanh nghiệp cần tìm ra cho mình một nhà lãnh đạo chuyển đổi số có khát vọng thay đổi, truyền cảm hứng và thúc đẩy kết nối để toàn bộ tổ chức, cá nhân cùng sáng tạo và hành động.