Việt Nam đang phải đối mặt với dịch tả lợn châu Phi nghiêm trọng nhất từ trước tới nay khi dịch đã lan tới 29 tỉnh thành,ịchtảlợnchâuPhichuyêngiamáchcáchtrữthịtđôngđúngcálich thi đấu ngoại anh buộc cơ quan chức năng phải tiêu hủy 1,2 triệu con.
Trước thông tin trên, hàng triệu gia đình không khỏi lo lắng, một số tẩy chay thịt lợn vì lo ăn phải thịt nhiễm bệnh, số khác gia tăng tích trữ thịt lợn sạch trong tủ lạnh đê ăn dần.
Chỉ bảo quản thịt đông 2-3 tuần
Dù không tẩy chay thịt lợn, song để có nguồn thịt tươi ngon, không ít gia đình hiện nay thường xuyên đặt mua các sản phẩm thịt lợn sạch để tích trữ ở tủ đông đá ăn dần trong 1-2 tháng.
Thậm chí nhiều gia đình coi tủ lạnh như bảo bối, cho rằng có thể để thức ăn bao lâu cũng được, vì thế tủ lạnh của không ít gia đình lúc nào cũng đầy nghẹt thức ăn dự trữ ngày này qua tháng khác.
Tuy nhiên TS Nguyễn Huy Thịnh, chuyên gia công nghệ thực phẩm nhấn mạnh, tủ lạnh chỉ có tác dụng làm tạm ngưng và làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn, do đó ngay cả khi trữ đông cũng không có nghĩa là bảo quản được vĩnh viễn.
TS Thịnh cho biết, nếu nhà nước có phương án xây dựng kho quốc gia bảo quản lạnh như đề xuất của Bộ NN&PTNT, với nhiệt độ lên tới -50 độ C thì thịt lợn có thể bảo quản được 6 tháng đến 1 năm.
Thịt lợn cũng như nhiều loại thịt khác chỉ nên bảo quản tối đa 2-3 tuần trong tủ lạnh. Khi bảo quản nên cắt nhỏ thành các phần vừa ăn để tránh rã đông nhiều lần gây nhiễm vi khuẩn |
Tuy nhiên nếu tủ lạnh thông thường ở gia đình, có mức nhiệt thấp nhất là -12 độ đến -18 độ thì bảo quản thịt tối đa được 2-3 tuần. Nếu để lâu hơn, thịt sẽ mất chất và không còn thơm ngon.
Theo TS Thịnh, thời gian 2-3 tuần là áp dụng cho chất lượng thịt tốt, thịt mới giết mổ, tươi mới, còn nếu người dân mua thịt bày bán ở chợ nhiều tiếng, đã bị nhiễm vi khuẩn thì thời gian bảo quản ngắn hơn.
Khi đã rã đông thịt, không nên cấp đông trở lại nếu không dùng hết vì khi rã đông, vi khuẩn đã phát triển trở lại hoặc nhiễm thêm vi khuẩn mới, ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Trường hợp nếu nhiễm vi khuẩn tụ cầu vàng khi bỏ thịt ra ngoài, khi nấu chín trở lại vẫn gây ngộ độc.
Do đó, trước khi bảo quản, cần chia thịt thành từng miếng nhỏ, sau đó gói riêng hoặc cất riêng thành từng hộp nhỏ đủ dùng từng bữa.
Ngoài rã đông bằng lò vi sóng, TS Thịnh khuyến cáo cách rã đông đơn giản nhất là bỏ thịt đông xuống ngăn mát tủ lạnh trước nửa ngày hoặc rã đông ở nhiệt độ thường trước vài tiếng.
Bảo quản sai cách, tủ lạnh thành ổ vi khuẩn
Với đồ trữ đông đã vậy, thức ăn để ở ngăn mát nếu không bảo quản đúng cách sẽ là ổ vi khuẩn do bị nhiễm chéo.
BS Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ở ngăn mát, vi sinh vật không chết mà chỉ phát triển chậm lại. Do đó, nếu bảo quản thức ăn sống cùng thức ăn chín sẽ dễ nhiễm vi khuẩn.
Với những thực phẩm đã ngâm muối, đường, hoặc dấm, được bảo quản trong hũ kín và để trong tủ lạnh ở dưới 4 độ C có thể bảo quản được rất lâu.
Tuy nhiên với các loại đồ ăn thông thường đã qua chế biến hay các loại rau củ quả, không nên để quá 3 ngày.
Không nên để lẫn thức ăn sống chung với thức ăn chín ở ngăn mát. Các loại thực phẩm ở ngăn mát nên bảo quản trong hộp kín có nắp |
Để trữ thức ăn thừa ở ngăn mát, trước khi cất vào tủ lạnh, cần đun lại để diệt hết vi khuẩn, sau đó để nguội, cất riêng vào từng hộp có nắp đậy. Lưu ý, hộp đựng thực phẩm cần dùng các sản phẩm an toàn, nhất là hộp nhựa.Thức ăn đã để ở ngăn mát, muốn ăn cần phải nấu lại, không ăn được ngay.
Với các loại rau quả, cần rửa sạch trước khi bỏ vào hộp hoặc túi plastic. Cách an toàn nhất là rửa nhiều lần dưới vòi nước đang chảy. Theo một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Kilonzo-Nthenge (Mỹ) xuất bản trong tạp chí Bảo Quản Thực Phẩm năm 2006, thì đây là cách rửa rau củ quả sạch nhất, tốt hơn cả việc rửa với 5% dấm hay 13% nước chanh.
Các loại củ, trái cây như chuối, táo, lê, xoài, cà chua, khoai tây, khoai lang… không nên bỏ trong tủ lạnh, chỉ cần để nơi thoáng mát là đủ.
Ngăn mát của tủ lạnh có độ lạnh không đồng đều. Ngăn dưới lạnh hơn ngăn trên. Cùng ngăn, phía trong lạnh hơn phía ngoài, do vậy đồ ăn nào dễ hỏng nên ưu tiên để ở ví trị lạnh hơn.
Lợn nhiễm dịch tả không lây sang người Lợn nhiễm bệnh dịch tả châu Phi không có khả năng lây sang người. Dịch tả lợn châu Phi có tác nhân gây bệnh là virus, khác hoàn toàn với bệnh tả ở người là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa do vi khuẩn. "Do đó ngay cả khi người tiếp xúc với sản phẩm động vật nhiễm bệnh không được nấu chín cũng không có nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn sang người. Do đó người dân không nên tẩy chay", Cục trưởng Y tế dự phòng Trần Đắc Phu nhấn mạnh. Đây cũng là loại virus chịu nhiệt kém, chỉ tồn tại được 3 giờ khi nấu ở nhiệt độ 50 độ C, 20 phút trong nhiệt độ 60 độ C, 2 phút trong nhiệt độ 90 độ C và bị tiêu diệt dưới 1 phút khi đun sôi ở 100 độ C. |
Thúy Hạnh
- Dịch tả lợn châu Phi đang lan nhanh tại 7 tỉnh phía Bắc khiến không ít người dân hoang mang, vội vàng tẩy chay thịt lợn.