Giá trị biển số xe được đẩy lên gấp 3-4 lần khiến nhiều người đặt câu hỏi,độigiáquotnhờbiểnsiêuđẹpcộngđồngmạngdậysókèo lazio tại sao không đấu giá biển số xe để khoản tiền trên nộp về ngân sách Nhà nước. Không những vậy, việc đấu giá công khai biển số xe có thể hạn chế được tiêu cực.
Đồng tình với quan điểm trên, độc giả Lý Doãn Hùng cho rằng: Việc đấu giá công bằng không thiên vị cho người có chức quyền. Tiền công khai vào ngân sách Nhà nước sẽ được chi cho phúc lợi xã hội như xây trường học, bệnh viện, làm đường, hỗ trợ người yếu thế... Như vậy, người yếu thế trong xã hội cũng được hưởng lợi ích.
Cũng theo độc giả này, biển số đẹp là do quan niệm của mỗi người. Những người có nhu cầu có thể bỏ tiền ra đấu giá để sử dụng, còn ai không quan tâm tới ý nghĩa các con số sẽ không bị ảnh hưởng.
Theo độc giả Đắc Huy (Cầu Giấy, Hà Nội), tâm lý của người đi bốc biển số đều muốn bốc được số đẹp để bán có giá. Do đó, không ít người phản đối việc đấu giá biển số xe chỉ vì muốn chờ vận may.
Nhiều người khẳng định, đấu giá biển số xe là không công bằng. Tuy nhiên, độc giả Hoàng Đông phản biện: Những người không đấu giá vẫn có thể bấm biển số bình thường. Biển đẹp giao dịch trôi nổi mới thực sự gây thất thoát.
Phản bác quan điểm "Biển số xấu dành cho người lao động", độc giả Hoàng Đông cho rằng: "Biển số xấu hay đẹp các phương tiện vẫn di chuyển bình thường. Biển số hay xe cũng chỉ là phương tiện. Cùng một loại xe, biển số nào cũng phải tiêu hao nhiên liệu giống nhau, gặp may mắn và rủi ro tương đương nhau trên đường. Đấu giá đem lại nguồn thu cho ngân sách thì nên ủng hộ".
Một số bạn đọc thể hiện quan điểm "Dân nghèo mua xe đã khó lại thêm tiền đấu giá" đã gặp không ít phản đối. Theo đó, các độc giả bình luận, số lượng biển đẹp rất ít trong khi các biển thông thường có tỷ lệ rất lớn. Tỷ lệ bốc được biển đẹp cũng vô cùng thấp, nên người mua xe không nên hi vọng nhiều.
Các luồng ý kiến trái chiều liên tục được bạn đọc gửi về tạo ra cuộc phân tranh không hồi kết. Phản đối đấu giá biển số, bạn đọc Quang Hưng nhận định, đấu giá biển số xe sẽ vô tình tạo ra sự phân chia giàu nghèo và giai cấp. Thậm chí, nó tạo ra khoảng cách ngày càng xa trong xã hội về sự công bằng.
"Những người đi biển số bình thường trên đường sẽ cảm thấy thua kém rất nhiều so với người đi xe biển đẹp. Khoảng cách giàu nghèo sẽ lớn hơn khi biển đẹp gắn với xe sang", độc giả Quang Hưng cho hay.
Gần đây, báo chí đã đưa tin về việc thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số xe ô tô thông qua đấu giá trở lại. Vì vậy, trong thời gian tới đấu giá biển số có thể sớm được triển khai.
Thông tin trên đối với các độc giả trung lập không hề bị ảnh hưởng. Vì theo chị Thu Hà (Linh Đàm, Hà Nội), gia đình chị rất cố gắng mới mua được ô tô nên biển số xe không quá quan trọng. Chị Hà chỉ cần xe chạy tốt, phục vụ nhu cầu của cả gia đình.
Bạn đọc Nguyễn Nhật bình luận, nếu biển số đẹp có thể tránh được cảnh sát giao thông bắt, tránh được tai nạn thì anh sẵn sàng chi tiền. Thế nhưng, biển số chỉ để thể hiện đẳng cấp và quan niệm thì anh Nhật cảm thấy không thiết thực.
Ghét "mê tín", độc giả Đoàn Văn Phúc tỏ ra khó hiểu khi người Việt ngày càng tin vào tâm linh các con số như: biển số xe, số điện thoại, số nhà, số căn cước... Chính điều "mê tín" này đã làm tăng phi mã giá trị thực của các động sản, các bất động sản.
Các con số chỉ mang ý nghĩa về toán học, chưa có kiểm chứng khoa học nào chứng minh được các con số thực sự mang lại may mắn. Thậm chí, bà Dương Thị Bạch Diệp khi đi chiếc Rolls-Royce Phantom biển "thất trùng thất" 77L-777.77 cũng đã gặp không ít vận hạn. Vì thế, bạn đọc Tuấn Trần cho rằng người dân nên hạn chế tin tưởng vào những điều không có thực.