Lỗi tăng tốc đột ngột của Toyota
Chiếc Lexus ES350 và 4 thành viên xấu số trên xe. |
Ngày 28/8/2009,êbốilớnnhấtthậpkỷtrongngànhôtônhận dịnh bóng đá một tuần tra viên giao thông của Mỹ có tên Mark Saylor lái chiếc Lexus ES350 trên đường xa lộ gần San Diego, California. Trên xe lúc đó có cả 3 thành viên trong gia đình của anh. Thảm kịch xảy đến khi lái xe không thể làm chủ chiếc Lexus bởi mất kiểm soát chân ga. Chỉ chưa đầy một phút sau, chiếc Lexus xấu số đâm vào một chiếc xe khác, lộn nhiều vòng trước khi bốc cháy nghi ngút. Cả 4 người trong xe bị thiêu cháy tới chết.
Vụ tai nạn thu hút sự chú ý của giới truyền thông và khơi lên sự phẫn nộ của người tiêu dùng. Bởi trước đó, lỗi tăng tốc đột ngột trên các dòng xe của Toyota và Lexus đã gây nên nhiều tai nạn thương tâm nhưng không được quan tâm đúng mức cần thiết.
Một tháng sau cái chết của Mark Saylor, Toyota đã phải thu hồi 3,8 triệu xe trên toàn cầu. Năm 2010, nhà sản xuất Nhật Bản tiếp tục phải thu hồi 2,3 triệu xe do lỗi dính chân ga. Theo thống kê của cơ quan an toàn đường bộ Mỹ NHTSA, từ năm 2008 tới 2010, Toyota đã phải gọi về xưởng 8,5 triệu xe các loại do lỗi tăng tốc đột ngột. Lỗi kỹ thuật này đã gây nên cái chết của 52 người.
Bê bối này đã nhấn chìm hình ảnh của Toyota ở thời điểm đó. Đỉnh điểm của vụ việc là án phạt 1,2 tỷ USD vào tháng 3/2014 do Toyota bị kết luận là che giấu và cung cấp thông tin thiếu chính xác về mức độ ảnh hưởng của lỗi tăng tốc đột ngột.
Chủ tịch công ty - ông Akio Toyoda - thậm chí đã phải ra xin lỗi trước Quốc hội Mỹ về cách thức công ty xử lý vụ việc.
Tới năm 2015, Toyota vẫn chưa thoát hẳn bê bối khi các vụ kiện rải rác về lỗi tăng tốc đột ngột vẫn xuất hiện. Song, NHTSA đã phủ quyết các vụ kiện này với kết luận điều tra có thể do tài xế nhầm ga - chân phanh, chứ không phải lỗi tăng tốc đột ngột, mất kiểm soát của xe.
Lỗi hệ thống đánh lửa của GM
Bà Marry Barra giúp GM vượt qua sóng gió. |
General Motors là một trong những nhà sản xuất ôtô lận đận nhất thập kỷ qua. Hãng xe Mỹ đã phải đối mặt với quá nhiều vụ kiện lớn, nhỏ về lỗi bộ phận đánh lửa. Thống kê chưa đầy đủ cho biết GM đã phải nộp phạt hơn 900 triệu USD với kết luận tội danh là không chịu thu hồi các ôtô bị hỏng bộ phận đánh lửa. Đây được cho là nguyên nhân khiến ít nhất 124 người bị thiệt mạng và 275 người bị thương trong các vụ tai nạn.
CEO của tập đoàn ở thời điểm đó là bà Marry Barra đã phải đứng trước Quốc hội Mỹ để điều trần khi mà bà vừa ngồi vào “ghế nóng” chưa đầy 3 tháng. Giá cổ phiếu của GM tụt giảm nghiêm trọng. Hàng triệu chiếc xe bị thu hồi. Uy tín nhà sản xuất bị ảnh hưởng nặng nề. Các vụ kiện không có điểm kết thúc. Cơn bão táp đổ lên đầu người phụ nữ mà chỉ vài tuần trước đó trở thành ngôi sao của Detroit.
Nhưng chính trong thử thách mang tính quyết định tới số phận của GM, Marry Barra mới tỏ rõ sự bình tĩnh và bản lĩnh của mình. Trước Quốc hội Mỹ, bà cúi đầu xin lỗi gia đình các nạn nhân và tuyên bố lỗi của GM là “không thể chấp nhận được”. Một trang web giải đáp thắc mắc của khách hàng cũng được lập nên sau đó. Những thua lỗ và hình ảnh xấu của GM dần được thay thế bằng những tín hiệu khả quan từ thị trường chứng khoán.
Vừa qua, bà đã chính thức bước lên một tầm cao mới với vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị của GM và là người phụ nữ đầu tiên trên thế giới có thể phá vỡ “bức trần thép”.
Gian lận khí thải của Volkswagen
Mây mù khí thải phủ bóng VW cũng như các dòng xe chạy dầu. |
Hãng xe Đức đã phải thú nhận cài đặt phần mềm lên ít nhất 11 triệu ôtô chạy bằng dầu diesel trên toàn thế giới nhằm vượt qua các bài kiểm tra nghiêm ngặt của Mỹ. Với động tác này, mức khí thải thực tế của các xe do VW sản xuất vượt gần hàng chục lần so với thực tế.
Sau khi hành vi gian lận bị phát giác, hàng loạt cán bộ cấp cao của VW đồng loạt từ chức và bị sa thải, trong đó có người đứng đầu là CEO Martin Winterkorn. Thống kê chưa đầy đủ cho biết VW đã mất ít nhất 7,3 tỷ USD để mong phục hồi hình ảnh cũng như thu hồi các xe gặp lỗi kỹ thuật.
Giá cổ phiếu của VW mất tới khoảng 30%. Mất mát này sẽ chưa thấm vào đâu khi tạp chí The Economist từng công bố số liệu rằng nếu cộng toàn bộ các khoản tiền phạt, bồi thường, chi phí giải quyết khiếu kiện, thu hồi sản phẩm,… mà VW phải bỏ ra thì con số sẽ tương đương với thiệt hại mang tính lịch sử của hãng dầu khí BP khi nổ giàn khoan dầu Deepwater Horizon.
Chưa dừng lại ở đó, giới chức Mỹ còn tuyên bố sẽ truy cứu trách nhiệm của cá nhân tới cùng, thay vì chỉ tuyên án phạt kinh tế. Việc các lãnh đạo rời ghế quyền lực dường như chưa đủ làm nguôi cơn giận dữ của dư luận.
Quan trọng hơn, bê bối gian lận của VW mở ra một cuộc điều tra rộng lớn trên dòng xe diesel toàn cầu. Hàng loạt các hãng xe khác bị sờ gáy. Những tên tuổi lớn như BMW, Mercedes-Benz, Audi, Porsche,… đều phải giật mình khi các sản phẩm của họ bị đưa vào tầm ngắm.
Một số người thậm chí còn lo ngại vụ bê bối của Volkswagen có thể sẽ là dấu chấm hết cho nhiên liệu diesel.
Gian lận khí thải của Mitsubishi
Quan chức Mitsubishi cúi đầu xin lỗi vì gian lận. |
Mới nhất trong loạt bê bối của các hãng ôtô ghi tên Mitsubishi. Mitsubishi đã phải thừa nhận rằng dữ liệu thử nghiệm nhiên liệu trên 625.000 chiếc xe đã bị can thiệp để cho kết quả ít hơn so với thực tế.
Trong cuộc họp báo công khai được tổ chức mới đây, Chủ tịch Tetsuro Aikawa cùng các quan chức khác của hãng xe Nhật đã phải cúi đầu nhận lỗi. Sau thông tin này, cổ phiếu của Mitsubishi tụt giảm 15% - mức cao nhất trong vòng hơn 10 năm qua.
Việc phát giác gian dối càng khiến các khó khăn về tài chính của Mitsubishi trở nên trầm trọng hơn. Bởi giá đồng yen tăng mạnh cùng những khủng hoảng sau 2 trận động đất liên tiếp vừa qua đã khiến hãng gặp khó. Tuy nhiên, những mất mát về tiền bạc sẽ không thể thấm vào đâu so với hình ảnh và uy tín của Mitsubishi trong mắt khách hàng.
Như vậy, chỉ trong vòng chưa tới 10 năm qua, thị trường ôtô đã ghi nhận tới 4 vụ bê bối lớn mang tính lịch sử. Điều này đang đặt ra dấu hỏi lớn về độ tin cậy nơi các hãng xe.