Những người dân làng Đông Phương,ảmđộngcâuchuyệnbácsĩmộttaychữabệnhchodâncảlàbd kq nhat thị trấn Lập Sơn, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) đã quen với hình ảnh một người thầy thuốc lái xe bằng một tay, đeo hộp y tế trên vai, lướt đi trên con đường quê.
Công việc mỗi ngày của bác sĩ Vương Văn Can là thăm khám bệnh và tư vấn cho người dân làng Đông Phương. Dù chỉ có một tay nhưng ông đi xe rất nhanh và vững vàng, theo Tân Hoa Xã Hồ Bắc.
Bác sĩ Vương đã hành nghề y được 36 năm, nhận được sự tin tưởng và mến yêu của dân làng vì tác phong làm việc, kỹ năng y tế và y đức của người thầy thuốc. Ông được biết đến rộng rãi với biệt danh "bác sĩ làng một tay".
Ông sinh năm 1964 trong một gia đình nông dân. “Điều kiện lúc đó rất khó khăn, trẻ em nông thôn muốn thoát ly phải thi đại học hoặc vào quân đội”. ông chia sẻ.
Năm 1982, Vương Văn Căn nhập ngũ. Trong quân đội, ông được cấp trên quý trọng vì sự chăm chỉ, chịu khó và trở thành nhân viên y tế. Sau một năm rưỡi huấn luyện chuyên nghiệp trong quân đội, ông đã nắm vững các kiến thức y tế và kỹ năng cứu hộ liên quan.
Năm 1988, ông xuất ngũ và trở về quê hương. Vào thời điểm đó, làng Đông Phương có dân số hơn 1.000 người nhưng chỉ có một nữ bác sĩ trong làng. Tình trạng thiếu bác sĩ và thuốc men trầm trọng khiến người dân gặp khó khăn trong khám chữa bệnh.
Bác sĩ Căn quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại Bệnh viện Nhân dân của quận và quay trở lại làng để hành nghề y.
Khi đó, các bác sĩ nông thôn không được trả lương. Bác sĩ Căn không khá giả nhưng nhất quyết chỉ thu tiền thuốc cơ bản của dân làng. Ông tâm niệm: "Miễn phí những gì có thể miễn phí và giảm tối đa nếu có thể".
Để trang trải cuộc sống, gia đình ông đã trồng cây trên 7 mẫu đất, nuôi chục con gà và 4 con lợn.
Biến cố bất ngờ xảy ra
Mọi việc tưởng chừng như đang đi đúng hướng thì một biến cố bất ngờ đã xảy ra.
Tháng 3/1995, khi đang đi khám bệnh, bác sĩ Căn ngã từ xe đạp xuống một con mương. Lúc đó, cánh tay phải của ông đau đến thấu tim. Ông đến trung tâm y tế thị trấn để kiểm tra và được chẩn đoán là cánh tay của ông không bị gãy.
Tuy nhiên, sau một tháng, cơn đau ở cánh tay phải tiếp tục gia tăng. Ông được chẩn đoán mắc bệnh u xương ác tính, thường được gọi là ung thư xương. Vì bệnh tình đã ở giai đoạn nặng nên ông phải cắt cụt tay.
Sau ca phẫu thuật, Vương Văn Căn cảm thấy vô vọng và mất phương hướng. Tuy nhiên, vào mùa đông năm 1995, một người dân làng bị bệnh nặng đã đến nhờ ông Vương giúp đỡ. "Bác sĩ Vương, ông có thể làm bất cứ điều gì ông muốn, tôi tin tưởng ông", người này khẩn thiết nói.
Lời nói như thức tỉnh Vương Văn Căn. “Là một cựu quân nhân, tôi phải đứng lên, gánh vác trách nhiệm và tiếp tục phục vụ nhân dân”, ông nhớ lại.
Để thực hành kỹ thuật châm cứu bằng một tay, ông luyện tập cần mẫn với chiếc tay còn lại. Để giảm những cơn đau di chứng từ phẫu thuật, ông nhiều lúc đã tự tiêm thuốc cho mình.
Gian khổ luyện tập, bác sĩ Vương chỉ mất hơn một tháng để trở lại công việc ban đầu của mình.
Hơn 30 năm qua, ông đã dùng qua 11 chiếc xe đạp cà tàng và 1 chiếc xe ba bánh điện để đi chữa bệnh cho dân làng. Trong điện thoại di động của ông lưu 1.436 số điện thoại, phần lớn là người dân làng đến chữa bệnh.
"Dù là 23h đêm hay 1h sáng, bác sĩ Vương luôn túc trực. Khi ốm, chúng tôi sẽ gọi bác sĩ Vương đầu tiên”, một người dân cho biết.
Giờ đây, phòng khám ở làng Đông Phương nơi Vương Văn Căn làm việc cũng đã được xây dựng theo tiêu chuẩn cao hơn và điều kiện làm việc đã được cải thiện rất nhiều.
Bác sĩ Vương cũng có một tổ ấm hạnh phúc với một trai, một gái và cả hai đều đi theo nghiệp của cha.