Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Thể thao >Công nghệ quốc phòng Trung Quốc ‘ngấm đòn’ cấm vận_ac milan chuyển nhượng

Công nghệ quốc phòng Trung Quốc ‘ngấm đòn’ cấm vận_ac milan chuyển nhượng

2025-01-13 16:51:25 Nguồn:88CasinoOnlineTác Giả:Thể thao View:606lượt xem

China Satcom,ôngnghệquốcphòngTrungQuốcngấmđòncấmvậac milan chuyển nhượng tập đoàn vệ tinh viễn thông Trung Quốc, đang ráo riết phát hành 400 triệu cổ phiếu mới để thu hút dòng vốn. Công ty này cùng cổ đông chính của mình là Tập đoàn Khoa học và Công nghệ hàng không vũ trụ Trung Quốc (CASC) đều có tên trong số 68 công ty công nghiệp quốc phòng (còn gọi là CMIC) của Đại lục bị Washington siết vốn đầu tư.

Đó cũng là tình trạng chung đang diễn ra tại nhiều công ty Trung Quốc nằm trong danh sách đen, dẫn đến việc các doanh nghiệp loay hoay tìm lời giải cho bài toán nguồn vốn thay thế.

Trước tình hình đó, chính phủ nước này buộc phải tìm nhiều cách hỗ trợ các tập đoàn công nghệ quốc phòng đang dần ngấm đòn vì những lệnh trừng phạt liên tiếp từ Mỹ. 

Nhà đầu tư nước ngoài tháo chạy

Tai Ming Cheung, giáo sư tại Đại học California San Diego và là chuyên gia nghiên cứu quốc phòng Trung Quốc cho biết, các biện pháp trừng phạt của Washington “thực sự đã có tác động lớn tới các công ty Trung Quốc”. Ông cho biết đòn trừng phạt đã khiến Bắc Kinh phải cố gắng gấp đôi trong nỗ lực tự chủ về công nghệ.

Các lệnh trừng phạt, được khởi xướng vào cuối nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump và tiếp tục mở rộng dưới thời Tổng thống Joe Biden, ban đầu yêu cầu tất cả nhà đầu tư Mỹ phải thoái vốn khỏi các công ty Trung Quốc có liên hệ với quân đội nước này trước ngày 3/6 vừa qua.

Trong khi các CEO Trung Quốc hiếm khi phát ngôn về những vấn đề liên quan lệnh trừng phạt của Washington, Xu Keqiang, CEO Tập đoàn dầu khí hải dương (CNOOC), vào tháng 1- vài tháng sau khi bị huỷ niêm yết tại Mỹ, đã thừa nhận các lệnh trừng phạt khiến công ty mất một số nhà đầu tư lâu năm.

Khó có thể nắm được hết tác động đầy đủ của các lệnh cấm vận này nhưng nghiên cứu của Nikkei Asia về 40 công ty niêm yết trong số 68 công ty thuộc danh sách trừng phát cho thấy những thay đổi đáng kể trong cơ cấu cổ đông của họ.

Cụ thể, dữ liệu công khai từ 34 công ty cho thấy 60% trong số này ghi nhận sự sụt giảm đáng kể số lượng cổ đông. Trong đó, Satcom China mất gần 10% cổ đông, còn Tập đoàn công nghiệp máy bay Tây An, đơn vị niêm yết tại Thẩm Quyết thuộc Tập đoàn Công nghiệp quân sự Trung Quốc (AVIC) mất hơn 20% nhà đầu tư.

Số lượng cổ phiếu phổ thông mà các nhà đầu tư bên ngoài nắm giữ thông qua Hong Kong Stock Connect (Chương trình kết nối chứng khoán), một trong hai kênh chính cho dòng vốn nước ngoài chảy vào các công ty niêm yết tại Đại lục, cũng giảm đáng kể.

Trong số 29 công ty mở đầu tư thông qua kênh này, 21 công ty ghi nhận tỷ lệ sở hữu nước ngoài giảm so với tháng 9 năm ngoái. Tính đến cuối tháng 6, công ty thanh toán chứng khoán Hồng Kông (HKSCC) chuyên cung cấp dịch vụ thanh toán bù trừ cho các giao dịch thực hiện qua Chương trình kết nối, cũng không còn là cổ đông chính của ít nhất 13 công ty.

‘Thay máu’ cổ đông

“Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường hỗ trợ đáng kể cho các công ty bị cấm vận, thông qua thị trường chứng khoán trong nước và khoản trợ cấp tài chính”, Cheung cho hay. “Họ đang hy vọng trong một vài năm tới, các công ty Trung Quốc có thể tiếp tục phát triển công nghệ bất chấp lệnh cấm vận”.

Các nhà đầu tư được nhà nước hậu thuẫn đang lấp đầy khoảng trống bỏ lại. Quỹ đầu tư công nghiệp kết hợp dân sự - quân sự quốc gia, do Bộ Tài chính dẫn đầu, đã tích cực mua vào cổ phần của các doanh nghiệp bị Mỹ trừng phạt.

Quỹ này đã trở thành cổ đông lớn thứ 5 của AVIC Johon Optronic Technology, nhà sản xuất các thiết bị kết nối quan trọng cho viễn thông quang học niêm yết tại Thẩm Quyến. Ngoài ra, quỹ này cũng là cổ đông chính tại các doanh nghiệp bị cấm vận khác như như AVIC Heavy Machinery - công ty sản xuất máy đúc sắt và máy thuỷ lực và Aerospace CH UAV -  nhà sản xuất máy bay không người lái thuộc CASC.

Trong khi đó, ngay sau khi HKSCC thoái vốn khỏi công ty vi điện tử Changsha Jingjia Microelectronics, Quỹ đầu tư công nghiệp vi mạch Trung Quốc, nhà đầu tư chiến lược có sự hậu thuẫn của nhà nước chuyên hỗ trợ các nhà sản xuất chip Trung Quốc, đã gia tăng cổ phần của mình tại đây.

Bên cạnh đó, kế hoạch sáp nhập liên quan các công ty bị Mỹ trừng phạt cũng đang được đẩy mạnh. China Avionics Systems, đơn vị chi nhánh của AVIC, cho biết họ đã nhận được Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước “bật đèn xanh” để thâu tóm AVIC Electromechanical Systems, một chi nhánh đang niêm yết tại Thẩm Quyến. Theo hồ sơ của China Avionics, việc sáp nhập nhằm tạo ra “nền tảng quan trọng cho hệ thống máy móc hàng không của tập đoàn AVIC”.

Trong số 4 doanh nghiệp Trung Quốc bị huỷ niêm yết trên sàn chứng khoán New York (NYSE), ngoài China Unicom, công ty đã có chi nhánh niêm yết tại Thượng Hải, 3 công ty khác là China Telecom, China Mobile và CNOOC đều lần lượt được chính phủ cấp phép “lên sàn” tại đây để nhanh chóng mở rộng quy mô cổ đông cơ sở của họ.

SMIC, hãng đúc chip lớn nhất Trung Quốc, bị huỷ niêm yết trên NYSE từ năm 2019, cũng vừa được cho phép phát hành cổ phiếu tại “quê nhà” vào cuối tháng 9.

“Việc phát hành cổ phiếu phổ thông trong nước nhằm thực hiện chiến lược quốc gia”, Wang Sheng, Trưởng nhóm đầu tư tại Quỹ China International Capital, một trong những nhà đầu tư chính đưa China Mobile lên sàn Thượng Hải vào tháng 1, nhận định.

Thế Vinh

Tác Giả:Cúp C2
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái