Sáng một ngày đầu tháng 9 mới đây,ầmôdùláixemáythóiquennguyhiểđội hình sassuolo gặp lazio ngoài trời có mưa nhưng tôi vẫn phải trùm áo mưa để rời nhà đi công việc. Khi ra tới đầu con hẻm, tôi quan sát thấy một nhóm học sinh chừng gần chục em mà mặc đồng phục cấp 3 đi xe đạp với một tay cầm lái, còn một tay thì cầm dù (ô) che mưa cho khỏi ướt.
Các em đi hàng ngang, và khi thấy tôi cùng vài người khác nữa đi xe máy hú còi, các em mới loạng choạng dẹp vào lề đường. Do chỉ điều khiển xe bằng một tay nên tôi thấy một số em này có đôi chút khó khăn trong việc xử lý, tuy nhiên tất cả rồi cũng ổn, các em dẹp vào đi thành hàng một để nhường đường cho các phương tiện khác lưu thông. Tôi chẹp miệng, lắc đầu!
Khi ra tới đường lớn, tôi lại gặp một nhóm học sinh khác. Lẫn trong một vài cô cậu học sinh đội mũ nón và choàng áo mưa, cũng rất nhiều em một tay điều khiển xe đạp, còn một tay cầm dù che mưa. Hình ảnh những cô cậu học trò đi xe đạp loạng choạng trên đường với một tay cầm ô đi trong mưa cứ hiển hiện mãi trong đầu tôi.
Thực ra thì chẳng riêng gì buổi sáng hôm đó mà từ rất lâu rồi, tôi luôn bắt gặp tình trạng học sinh (và cả nhiều người lớn nữa) vừa điều khiển xe đạp, vừa cầm dù che mưa. Nguy hiểm hơn nữa, khá nhiều trường hợp cầm dù phóng xe máy vèo vèo ngoài đường.
Nhiều khi tôi cảm thấy băn khoăn, và thực sự lo lắng là các em học sinh có thói quen đi dù, bởi như vậy là rất nguy hiểm, không hề an toàn chút nào trong khi đường phố lúc nào cũng nườn nượp xe cộ. Không chỉ trời mưa, mà ngay cả khi trời nắng, nhiều người, nhất là phụ nữ vẫn thường hay bung dù ra để che thay vì đội mũ nón và mặc đồ chống nắng phù hợp.
Chúng ta đều biết rất rõ, một chiếc dù khi giăng lên không những có khả năng lấn chiếm diện tích đường mà còn che khuất tầm nhìn của những người đi phía sau. Nếu dù ngoắc vào nhau khi người sử dụng đi gần sát nhau mà gỡ, xử lý được thì không sao, nhưng dù vướng vào các phương tiện xe máy, ô tô đang lưu thông cùng chiều thì chiếc dù dễ bị cuốn xoay đi như đĩa bay trên đường.
Ngoài sự cồng kềnh, khuất tầm nhìn, dù còn có độ cản gió rất lớn. Sẽ vô cùng nguy hiểm khi các em một tay cầm dù, một tay cầm lái, mức độ kiểm soát, điều khiển xe giảm đi rõ rệt. Các em sẽ không thể xử lý tình huống nhanh chóng với sự cố bất thình lình xảy ra.
Cách đây vài năm, khi lưu thông trên một con đường quốc lộ, tôi bắt gặp 1 trường hợp, đó là em học sinh nữ cấp 2 bị tai nạn gãy tay, xây xát thân thể chỉ vì che dù khi trời nắng trong lúc đạp xe đi học. Nguyên nhân khiến em gái này bị tai nạn là do trong lúc em đạp xe và cầm dù, vì gió khá mạnh nên chiếc dù bị lật úp xuống mặt.
Do không nhìn thấy đường nên tay lái em loạng choạng va vào một chiếc xe gắn máy đi cùng chiều ngay sát bên. Rất may là hậu quả không quá nghiêm trọng vì người điều khiển xe gắn máy đi chậm lại xử lý kịp thời, chứ nếu bữa đó gặp ô tô thì chẳng biết tính mạng của em học sinh này liệu có được bảo toàn (?) .
Rồi thì, có khá nhiều vụ tai nạn do cầm dù khi tham gia giao thông mà báo chí, các phương tiện truyền thông từng đưa tin ở khắp mọi nơi, vậy mà không hiểu sao trên đường tôi vẫn thấy cảnh tượng người ta cầm dù đi xe đạp, cả xe gắn máy, bất kể là trời mưa hay nắng.
Không phải tự nhiên mà Luật của chúng ta có quy định cấm dùng ô dù khi ngồi trên xe máy, xe đạp.
Được biết, theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có phần nói hành vi sử dụng ô (dù) trong lúc điều khiển xe đạp, xe máy, xe đạp điện bị phạt tiền từ 600.000 - 1.000.000 đồng. Thậm chí, điều khiển xe máy chở theo người ngồi sau sử dụng ô cũng bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
Quy định là vậy, nhưng dường như chẳng thấy ai, và chưa ai bị phạt nên nhiều người vẫn không sợ và ngang nhiên sử dụng dù khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông!
Như đã nói, thực trạng này là cực kỳ nguy hiểm, luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông cao cho cả bản thân người sử dụng dù, cũng như những người khác cùng đang lưu thông trên đường.
Có một lần, tôi từng nói với vài em học sinh một trường cấp 3 ở gần nhà về việc che dù khi đạp xe là rất nguy hiểm, một trong 2 em cười, hồn nhiên trả lời: “Sống chết nó đã có số rồi ạ! Vả lại, tụi em chỉ che dù khi trời nắng cùng mưa nhỏ thôi, chứ trời mưa to, gió lớn thì chúng em không dám sử dụng, mà dùng áo mưa...”.
Từ lâu, tôi cũng từng được biết qua thông tin báo chí về các trường học ở một số tỉnh thành có quán triệt, nhắc nhở học sinh của trường mình không được sử dụng dù khi điều khiển phương tiện là xe đạp, xe máy khi tham gia giao thông. Tuy nhiên, trên thực tế thì không phải trường học nào cũng làm tốt, duy trì công tác giáo dục tuyên truyền an toàn giao thông này.
Thiết nghĩ, để thực hiện đúng quy định, đảm bảo an toàn cho tính mạng bản thân cũng như những người khác thì khi tham gia giao thông, cụ thể là trong trường hợp đi xe đạp, xe đạp điện, xe gắn máy, thì học sinh nói riêng, mọi người nói chung không nên cầm dù khi ngồi trên xe.
Thạch Bích Ngọc (ĐHQG TP. Hồ Chí Minh)
Bạn có góc nhìn nào về văn hoá giao thông? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!