Trong năm 2018,ỷđồnghợpnhấtchitrảtrợgiúpxãhộivàgiảmnghèbd kq c2 dem nay gần 5.350 tỷ đồng sẽ được đầu tư để khởi động hợp nhất hệ thống trợ giúp xã hội và giảm nghèo.
Góp phần nâng cao nhận thức cho người nghèo
Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam bắt đầu được triển khai từ năm 2014 tại 4 tỉnh thí điểm là Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh. Nhờ có dự án, việc chi trả các trợ cấp cho các đối tượng xã hội, hộ nghèo, cận nghèo... sẽ được hiện đại hoá, quản lý bằng một hệ thống công nghệ thông tin từ cấp huyện, tỉnh đến Trung ương. Riêng trong năm 2018, gần 5.350 tỷ đồng được đầu tư.
Hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững, nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu vào năm 2020, ngoài xây dựng hệ thống thông tin quản lý và triển khai nhiều chương trình trợ giúp xã hội khác nhau, dự án còn thiết kế chiến lược truyền thông hiệu quả cho người dân, giúp đồng bào dân tộc thiểu số dần dần thay đổi nhận thức, hiểu biết về quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với gia đình và cộng đồng
Dự án đã hợp nhất các chính sách trợ giúp xã hội hiện hành do nhiều cơ quan phụ trách và chính sách hỗ trợ cho nhóm đối tượng tăng thêm của dự án gồm phụ nữ mang thai thuộc hộ nghèo, trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ nghèo, trẻ em 3 đến dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo không đi học thành gói trợ cấp hộ gia đình do một cơ quan quản lý duy nhất và được chi trả trực tiếp tới người dân thông qua đơn vị chi trả độc lập, giúp giảm áp lực về vấn đề nhân sự và công tác chi trả giảm thiểu rủi ro.
Tại địa điểm chi trả, cán bộ chi trả có trách nhiệm hướng dẫn, giải thích về khoản trợ cấp mà đối tượng đang được hưởng, tránh trường hợp đối tượng không hiểu rõ về khoản trợ cấp của mình, tránh tình trạng sử dụng tiền không đúng mục đích gây lãng phí.
Đối với đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số không biết tiếng Kinh, các sản phẩm truyền thông như loa đài phát thanh lưu động, phóng sự truyền hình... phát sóng rộng rãi trên đài truyền hỉnh các tỉnh dự án, được dịch ra tiếng dân tộc phù hợp với đặc điểm dân cư và địa bàn, giúp người dân dễ dàng hình dung về các chính sách cũng như mục tiêu dự án.
Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam
Sau 3 năm triển khai thí điểm dự án, có khoảng hơn 320.000 hộ gia đình tại 04 tỉnh thí điểm dự án trong diện hưởng lợi, khoảng hơn 18.000 đối tượng bổ sung thuộc hộ nghèo gồm: phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 03 tuổi, trẻ em từ 3 đến dưới 16 tuổi không đi học đang nhận hỗ trợ từ dự án. Mạng lưới hơn 6000 cộng tác viên thôn/bản làm nhiệm vụ truyền thông và hỗ trợ người dân, cùng với đường dây tư vấn miễn phí 1800.1567 tư vấn và giải đáp thắc mắc cho người dân 24/24h.
Hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội MIS Posasoft cũng đã được xây dựng và hoàn thiện. Dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ bảo trợ xã hội năm 2015 của cả nước đã hoàn thành và đưa vào phần mềm quản lý MIS Posasoft, hiện các tỉnh đang gấp rút rà soát và cập nhật dữ liệu 2016 và 2017 để cập nhật vào hệ thống.
Ngoài phần mềm quản lý, dự án cũng sẽ trang bị hạ tầng phần cứng để hệ thống vận hành đồng bộ từ cấp Trung ương đến cấp tỉnh và cấp huyện.
Hoạt động đào tạo trang bị kiến thức và kỹ năng cho đội ngũ cán bộ ngành Lao động thương binh xã hội (LĐTBXH) để duy trì, vận hành hệ thống MIS Posasoft về trợ giúp xã hội cũng được đẩy mạnh. Dự án tổ chức 2 đợt đào tạo cho đội ngũ cán bộ LĐTBXH 63 tỉnh/thành trên cả nước: hoạt động đào tạo mới đã diễn ra vào cuối năm 2017 và đào tạo nâng cao sẽ diễn ra vào quý IV năm 2018.
Dự kiến hệ thống thông tin quản lý trợ giúp xã hội MIS Posasoft sẽ vận hành chính thức trên phạm vi toàn quốc trong năm 2018.
Dự án Tăng cường hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam có tổng vốn đầu tư là 62,5 triệu USD, triển khai trong giai đoạn 2014 đến hết 31/12/2019 tại 4 tỉnh thí điểm là Hà Giang, Quảng Nam, Lâm Đồng và Trà Vinh. Dự án do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện với sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF). |
T.L - Phương Cúc - Thanh Hà (tổng hợp)