Unicorn hay “Kỳ lân công nghệ” là cụm từ được dùng để nói về những doanh nghiệp start-up có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD. Cụm từ này được sử dụng lần đầu tiên vào năm 2013 trong một bài báo được viết bởi tác giả Aileen Lee trên trang công nghệ TechCrunch. Ở thời điểm đó,ấtcủaVNvàcâuchuyệndựngcôngtytỷUSDtừconsốtỷ số valladolid chỉ có khoảng 39 kỳ lân công nghệ đáp ứng được đủ 2 tiêu chí đó trên toàn thế giới.
Theo thống kê của CBInsight, tính đến tháng 3/2019, hiện có tổng cộng 326 công ty được xếp vào nhóm kỳ lân. Trong đó, Hoa Kỳ có nhiều doanh nghiệp Unicorn nhất khi chiếm tới 48% số công ty trong bản danh sách, tiếp đến là các công ty Trung Quốc (chiếm 28%).
Việt Nam hiện chỉ có 1 đại diện duy nhất trong tổng số 9 công ty Unicorn của khu vực Đông Nam Á. |
Tại Đông Nam Á, theo báo cáo năm 2018 của Google và Temasek, cả khu vực hiện chỉ có tổng cộng 9 công ty được xếp vào nhóm Unicorn. Đáng chú ý khi nhóm 9 doanh nghiệp này lại chiếm tới 16 tỷ USD trên tổng số 24 tỷ USD vốn đầu tư vào nền kinh tế số của khu vực trong khoảng thời gian từ năm 2015 - 2018.
Các doanh nghiệp này bao gồm Go-Jek, Bukalapak, Tokopedia và Traveloka của Indonesia, Grab của Malaysia, Lazada, Razer, SEA (Garena) của Singapore và VNG của Việt Nam.
Lập tập đoàn tỷ USD từ con số 0
Zing MP3, Zalo, ZaloPay, Zing Me, Võ Lâm Truyền kỳ,... là những cái tên không còn xa lạ với người dùng Internet Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ. Đó là những cái tên Việt hiếm hoi có sức ảnh hưởng lớn trên thị trường các sản phẩm dịch vụ số, cạnh tranh cùng những tên tuổi ngoại như Spotify, SamsungPay hay Facebook Messenger.
Tuy nhiên, ít người biết rằng, để có được thành công ngày hôm nay, VNG đã phải có sự bứt phá rất lớn nếu so với những ngày đầu tay trắng.
Năm 2014, VNG lần đầu được xếp vào nhóm doanh nghiệp Unicorn hay Kỳ lân công nghệ khi được định giá 1 tỷ USD. |
Thành lập từ năm 2004, thế nhưng người ta chỉ biết đến Vinagame (tiền thân của VNG) từ năm 2005 khi công ty này ký thành công hợp đồng với Kingsoft để mang về tựa game Võ Lâm Truyền Kỳ. Chỉ trong 1 tháng, tựa game này ngay lập tức tạo nên cơn số chưa từng có tại thị trường game trực tuyến Việt Nam khi có những lúc, lượng người truy cập Võ Lâm Truyền Kỳ vượt quá con số 200.000 người trong cùng một thời điểm.
Năm 2006, chỉ 3 năm kể từ khi thành lập, doanh thu của Vinagame đã cán mốc 17 triệu USD nhờ việc đưa vào vận hành hệ thống Cyber Station Manager ở các quán Internet. Năm 2007, công ty này ra mắt cổng nghe nhạc trực tuyến Zing MP3.
Đến năm 2010, Khu vườn trên mây trở thành một trong những tựa game trên nền web đầu tiên do người Việt tự sản xuất trước khi xuất khẩu ra quốc tế vào những năm sau đó.
Zalo của VNG luôn nằm trong top ứng dụng nhắn tin phổ biến trên các bảng xếp hạng của Android và iOS. |
Năm 2012, VNG ra mắt Zalo, ứng dụng nhắn và gọi điện miễn phí trên nền tảng di động và máy tính. Đến năm 2017, Zalo tuyên bố chạm mốc 70 triệu người dùng. Song song với đó, tập đoàn này tiếp tục cho ra mắt các sản phẩm mới với sự xuất hiện của ví điện tử ZaloPay.
Chỉ trong vòng 15 năm kể từ khi thành lập, sự ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới khiến VNG phát triển nhanh chóng mặt. Tính đến cuối năm 2018, tổng tài sản của VNG đạt mức gần 4.959 tỷ đồng. Đây cũng là start-up Việt Nam duy nhất được xếp vào nhóm Unicorn hay Kỳ lân công nghệ.
Không sợ bất cứ điều gì, miễn là không chết
Tại sự kiện Forbes Tech Summit vừa được tổ chức, ông Lê Hồng Minh - CEO VNG đã có những chia sẻ rất thú vị về câu chuyện tạo dựng nên công ty tỷ USD của mình.
“Tôi đã có 1 tầm nhìn của riêng cá nhân mình, và thậm chí tự viết một bản tuyên bố về tầm nhìn từ những năm 20 tuổi. Và đến ngày hôm nay, tầm nhìn đó vẫn đúng.
Vào năm 20 tuổi, tôi đã đọc 1 quyển sách và nó có tác động cực kỳ to lớn đối với tôi, Và bản tuyên ngôn về tầm nhìn cá nhân của tôi chính là sống 1 cuộc sống trọn vẹn, có tầm ảnh hưởng đến càng nhiều cuộc sống khác càng tốt”, ông Lê Hồng Minh nói.
Ông Lê Hồng Minh - Tổng giám đốc (TGĐ) tập đoàn VNG. |
Nhắn nhủ với các doanh nhân khởi nghiệp trẻ Việt Nam, ông Minh cho rằng: “Kinh nghiệm rất tuyệt vời nhưng cũng ngăn cản khiến chúng ta không làm được nhiều điều. Nếu chúng ta là 1 doanh nhân khởi nghiệp, tôi mong các bạn là những người còn trẻ và thiếu kinh nghiệm”.
Minh họa cho câu nói của mình, vị TGĐ VNG nhắc tới cách làm của ông Vương Quang Khải - Phó TGĐ VNG. Theo đó, khi xây dựng Zing News, ông Khải đi ngược xu thế khi không thuê những người có kinh nghiệm hay tiếng tăm. “Nếu bạn lớn hơn 30 tuổi, bạn sẽ không xin được việc ở Zing đâu. Vì những người có kinh nghiệm, họ sẽ không được gì nữa”, ông Minh nói.
Chia sẻ về văn hóa doanh nghiệp và tư duy sẵn sàng chấp nhận rủi ro, người đứng đầu VNG từ những ngày khởi nghiệp cho rằng, việc có được những người trẻ và đam mê là rất quan trọng. Để thật sự thấu hiểu làm thế nào xây dựng được các sản phẩm mới, điều đó phụ thuộc vào ý chí, mong muốn của những nhân sự nòng cốt, những người luôn muốn sáng tạo, muốn thúc đẩy giởi hạn và không sợ thất bại.
Chia sẻ của ông Lê Hồng Minh về cách xây dựng công ty tại sự kiện Forbes Tech Summit 2019. |
Nói về triết lý cá nhân, vị TGĐ VNG cho rằng, dũng cảm không phải là không sợ, mà là sợ nhưng vẫn làm. “Miễn là không chết, thì không phải sợ bất cứ điều gì. Tuy nhiên, nếu bạn thất bại thì đó là vì bạn, hoặc là bạn chưa đủ giỏi, chưa làm việc chăm chỉ, chưa cống hiến 100% của mình”, ông Minh nói.
Chia sẻ về đường hướng phát triển trong tương lai, theo ông Minh, mảng game truyền thống của VNG muốn phát triển thì phải bước ra khỏi Việt Nam để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng.
Trong vòng 5 năm trở lại đây, có rất nhiều các công ty bước ra thế giới thật, như Grab, Uber, Airbnb, và rất nhiều công ty thương mại điện tử,… họ chuyển dịch dần từ không gian online sang môi trường thực tế. Đây chính là cơ hội và xu hướng công nghệ, Internet sẽ dịch chuyển ở Việt Nam trong vòng 3-5 năm tới.
Để tham gia vào những lĩnh vực như logistics, dịch vụ tài chính, y tế, bảo hiểm… cần phải có nguồn lực và chuyên môn. Tuy vậy, ông Lê Hồng Minh cho rằng, ở đâu khó thì ở đó có cơ hội, thậm chí rất nhiều cơ hội.
“Chúng tôi tin mình có thể giải quyết được một vài thách thức cụ thể và nếu thành công, VNG có thể tăng trưởng 10 đến 20 lần trong những năm tới”, ông Minh nói.
Trọng Đạt