Ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về xây dựng và triển khai chương trình “Sóng và máy tính cho em” vừa được VPCP có văn bản truyền đạt gửi tới Bộ trưởng Bộ TT&TT hôm nay,ẽsớmcóchươngtrìnhSóngvàđiệnthoạichoemhỗtrợhọctậptrựctuyếkeo bong da tv ngày 7/9.
Ngành TT&TT luôn đồng hành trong hành trình chuyển đối số giáo dục
Nhiều năm qua, ngành TT&TT luôn đồng hành cùng ngành GD&ĐT, trong đó có thể kể đến chương trình Internet miễn phí cho trường học đã được các tổ chức quốc tế đưa thành Case Study để phổ biến ra toàn cầu. Chương trình chuyển đổi số quốc gia cũng xác định GD&ĐT là lĩnh vực được ưu tiên số 1.
Ngay từ những tháng đầu năm 2020 khi dịch Covid-19 mới xảy ra, ngành TT&TT đã tái khẳng định cam kết tiếp tục phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với ngành GD&ĐT trong “cuộc chiến” phòng, chống dịch bệnh với phương châm “Tạm dừng đến trường, nhưng không dừng việc học”.
Trong bài viết nhân dịp học sinh cả nước chuẩn bị bước vào năm học mới 2021-2022, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã chỉ rõ, chuyển đổi số giáo dục thì đầu tiên là cần hạ tầng số băng thông rộng đến từng người dân và từng gia đình. Hiện nay còn gần 2.000 điểm lõm sóng trên toàn quốc, Bộ TT&TT đặt mục tiêu hết năm 2021 sẽ không còn điểm nào.
Thời gian qua, nhiều sản phẩm, giải pháp CNTT, dạy học trực tuyến đã được những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam cung cấp tới các trường học. |
Cuối năm nay, các tỉnh đang phấn đấu mỗi hộ gia đình ít nhất một điện thoại thông minh, nhất là tại vùng sâu, vùng xa. Sang đầu năm 2023, 100% người dân sẽ chuyển sang dùng điện thoại thông minh. Trước năm 2025 thì cơ bản mỗi hộ có một đường Internet cáp quang siêu băng rộng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam luôn có giá ưu đãi đặc biệt cho giáo dục từ nhiều năm qua. Chiến lược Hạ tầng số quốc gia mà Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành năm nay đặt mục tiêu Việt Nam lọt vào top 30 thế giới trước năm 2025. Đây là nỗ lực to lớn của ngành TT&TT đóng góp cho sự phát triển của đất nước, trong đó có ngành GD&ĐT.
Cũng trong bài viết này, người đứng đầu ngành TT&TT đã nhấn mạnh, các nền tảng số dùng chung là lời giải chính cho chuyển đổi số giáo dục. Ngành GD&ĐT đã có nhiều chủ trương đổi mới nhưng thiếu một công cụ thực thi hiệu quả. Cuộc cách mạng số đã mang đến cho ngành một công cụ có tính cách mạng, đó là các platforms dùng chung toàn quốc. Và không chỉ là thực thi hiệu quả, nó còn cho phép ngành có những cải cách mạnh mẽ và triệt để hơn nữa. Mỗi một nhu cầu sẽ được giải quyết bởi một nền tảng số.
Thực tế, bên cạnh việc chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông cung cấp các gói cước truy cập Internet giá rẻ và các gói thuê bao đường truyền Internet giảm giá phục vụ các trường, giáo viên, học sinh, sinh viên học trực tuyến, Bộ TT&TT đã hiệu triệu các doanh nghiệp tích cực phát triển các ứng dụng công nghệ số để giúp cuộc sống tiếp tục diễn ra theo cách không tiếp xúc.
Nhiều sản phẩm, giải pháp CNTT, dạy học trực tuyến đã được các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam triển khai và cung cấp tới các trường học, tiêu biểu như:Viettel Study, VNPT E-Learning; AIC Học trực tuyến; Hệ thống VioEdu (vio.edu.vn) hỗ trợ học tập môn Toán các khối lớp 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 12; OLM.VN; Thanhedu.vn; Bigschool.vn…
Tận dụng mọi giải pháp, công nghệ để hỗ trợ dạy và học mùa dịch
Về phía ngành GD&ĐT, thông tin tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021 diễn ra chiều 6/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho hay, trước khi vào năm học mới, Bộ GD&ĐT đã cùng các địa phương, các cơ sở giáo dục bàn rất kỹ về vấn đề trọng tâm trong năm học này, làm thế nào để giữ vững được chất lượng giáo dục đào tạo trong điều kiện dịch bệnh.
“Bộ GD&ĐT đặt nhiệm vụ trọng tâm năm nay là phải linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tận dụng mọi giải pháp, công nghệ, công cụ để tổ chức việc dạy và học, thích ứng trong điều kiện dịch bệnh còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay.
Ngày 3/9, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 24 về đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch Covid-19.
Tại Chỉ thị này, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu Bộ GD&ĐT xác định các yêu cầu, nội dung cốt lõi, căn bản trong chương trình dạy học, làm cơ sở cho các địa phương, các cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch dạy học linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch tại địa phương, nhất là ở những địa bàn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương thức dạy học trực tuyến và đào tạo từ xa; phát triển nguồn học liệu điện tử, nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, giảng viên đáp ứng yêu cầu của phương thức này. Quan tâm sâu sát, cụ thể đến điều kiện triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới, các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ việc dạy, học đối với học sinh lớp 1, lớp 2.
Chương trình "Sóng và máy tính cho em” tiếp tục là một hoạt động khẳng định cam kết đồng hành của ngành TT&TT với ngành giáo dục trong cuộc chiến chống Covid-19 (Ảnh minh họa: T.Linh). |
Đồng thời, hướng dẫn các gia đình phối hợp với nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên bảo đảm an toàn, hiệu quả trong thời gian học trực tuyến; chỉ đạo các nhà xuất bản cung cấp sách giáo khoa (cả bản điện tử) đầy đủ, thuận lợi cho học sinh khi bước vào năm học mới.
Bộ TT&TT được giao ban hành hướng dẫn về sử dụng an toàn các phần mềm, công cụ dạy học trực tuyến; chỉ đạo các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, CNTT nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng dạy và học trực tuyến, học liệu số; hỗ trợ các nhà trường, học sinh, giáo viên tiếp cận hạ tầng số, dịch vụ truy nhập Internet tốc độ cao an toàn, dễ sử dụng.
Cùng với đó, chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông xem xét miễn giảm giá cước truy cập Internet cho học sinh, sinh viên và giáo viên, giá cước sử dụng giải pháp phục vụ giáo dục, đào tạo và quản lý giáo dục cho các trường, giá dịch vụ thuê máy chủ, băng thông phục vụ đào tạo từ xa cho các trường đại học.
Vân Anh
Giao hàng khó khăn, nguồn cung hạn chế, ngân sách hạn hẹp là các lực cản khiến nhiều phụ huynh gian nan mua laptop cho con em trong giai đoạn này.