Sở GD-ĐT đề xuất thực hiện mức thu học phí năm học 2022-2023 đối với các trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: áp dụng mức sàn học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non,ởGiáodụcTPHCMđềxuấttănghọcphíkeo.bong da tv giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên bằng mức sàn thu học phí đối với các địa bàn dân cư thành thị và nông thôn tương đương với nhóm 1 và nhóm 2 là 100.000 đến 300.000 đồng/học sinh/tháng. Từ năm học 2023-2024 trở đi thì sẽ căn cứ thực hiện theo khoản 3 Điều 9 của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
Đối với các trường mầm non, phổ thông tự bảo đảmchi thường xuyên;tự bảo đảmchi thường xuyên và chi đầu tư như sau: Thực hiện theo quy định tại điểm b,c khoản 2 Điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP về mức học phí năm học 2022 – 2023
Đối với cơ trường tiểu học chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: bằng mức sàn thu học phí đối với các địa bàn dân cư thành thị và nông thôn tương đương với nhóm 1 và nhóm 2 là 100.000 đến 300.000 đồng/học sinh/tháng đối với bậc iểu học: Căn cứ quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.
Mức học phí đối với cấp tiểu học quy định tại khoản này cũng làm căn cứ thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, hiện nay trong tình hình dịch bệnh cũng đã được kiểm soát và kinh tế thành phố đang từng bước ổn định, phát triển. Tuy nhiên đời sống kinh tế của người dân cũng còn gặp nhiều khó khăn nên việc đề xuất tăng học phi là vấn đề hết sức nhạy cảm.
Mức thu học phí đề xuất năm học 2022-2023 là căn cứ mức sàn (mức thấp nhất) là đúng quy định nhưng so sánh với mức thu năm 2021-2022 và các năm học trước đây có tăng.
Sở GD-ĐT nhận định khung thu học phí đang đề xuất là phù hợp với điều kiện thực tế. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh mức thu học phí hợp lý cũng góp phần tăng nguồn thu cho các cơ sở giáo dục và đào tạo, cùng với ngận sách nhà nước nâng cao mức đầu tư trên mỗi học sinh, đồng thời tạo nguồn điều tiết ngân sách đầu tư nhiều hơn ở nơi còn nhiều khó khăn, thực hiện tốt tính công bằng trong hệ thống giáo dục.
Trong các nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục, ngân sách nhà nước vẫn đóng vai trò chủ yếu. Bên cạnh đó trong điều kiện còn hạn hẹp về tài chính, học phí là nguồn bổ sung tài chính quan trọng, thể hiện sự chia sẻ chi phí giữa nhà nước, xã hội và người học để chi phí dạy học ở các trường đạt mức cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục.
Ngoài ra để giảm tác động đến xã hội và người học do tăng học phí, không làm ảnh hưởng đến đời sống của các bộ phận người dân có thu nhập thấp. TP.HCM khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh, sinh viên trên địa bàn thuộc các diện chính sách được đi học, không để bất cứ học sinh, sinh viên nào bỏ học vì không có điều kiện đóng học phí, đồng thời luôn đi đầu trong các chính sách miễn, giảm, hỗ trợ chi phí học tập theo đúng quy định của Nghị định số 81/202U/NĐ-CP và xây dựng các chính sách miễn, giảm, hỗ trợ khác đặc thù của thành phố góp phần ổn định tình hình đi học lại được an toàn, hiệu quả.
Lê Huyền