Phó thủ tướng Lê Thành Long trình bày tờ trình về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Ảnh: Quochoi. |
Sáng 22/11,Đềxuấtsànthươngmạiđiệntửnềntảngsốphảinộpthuếdoanhnghiệkèo chấp 2 Quốc hội nghe báo cáo của Chính phủ và cơ quan thẩm tra về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Tại đây, Phó thủ tướng Lê Thành Long thừa ủy quyền Thủ tướng trình bày dự án.
Đáng chú ý, Chính phủ đã bổ sung quy định doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phải nộp thuế với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam, đồng thời bổ sung quy định về loại hình cơ sở thường trú "ảo" (không có hiện diện vật lý).
Thay mặt cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo làm rõ một số vấn đề như khả năng thu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trên thực tế đối với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam nhưng cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên nền tảng thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, cơ quan soạn thảo cần bổ sung tính phù hợp về phạm vi quyền đánh thuế của Việt Nam trong trường hợp các doanh nghiệp nước ngoài nêu trên có hình thành cơ sở thường trú tại Việt Nam so với các quy định trong các hiệp định thuế đã được ký kết.
Ngoài ra, cũng cần làm rõ việc áp dụng Luật trong trường hợp có quy định khác biệt với hiệp định thuế đã ký kết (liên quan đến loại hình cơ sở thường trú không có hiện diện vật lý).
Đến nay, đã có 116 nhà cung cấp nước ngoài như Google, Meta, YouTube, TikTok... đăng ký, khai thuế và nộp thuế qua Cổng thông tin dành cho nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.
Tính đến hết tháng 10 năm nay, số thu từ các đơn vị này đạt 19.774 tỷ đồng. Tính riêng năm 2024, số thu đạt khoảng 8.200 tỷ đồng, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2023.
Theo Phó thủ tướng Lê Thành Long, việc sửa thuế TNDN lần này nhằm đáp ứng yêu cầu hội nhập, nhất là thách thức trong thu thuế với công ty đa quốc gia và hạn chế chuyển lợi nhuận từ những nước có thuế suất cao sang khu vực có mức thấp hơn, gây xói mòn và thất thoát thu ngân sách.
Sau khi nghe Chính phủ trình, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ về dự thảo luật này.
Trước đó tại phiên thảo luận Quốc hội đầu tháng 11, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết thời gian tới, Bộ dự kiến sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để kiểm soát các hoạt động mua bán trên các sàn TMĐT, đảm bảo sự minh bạch và quản lý doanh thu hiệu quả.
Đối với hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh trên nền tảng số có tính chất xuyên biên giới, nhà cung cấp nước ngoài nếu có phát sinh doanh thu tại Việt Nam nhưng chưa thực hiện việc đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ thực hiện rà soát và có các biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo quản lý thuế hiệu quả, minh bạch và công bằng đối với các hoạt động kinh doanh truyền thống.
Trường hợp nhà cung cấp nước ngoài chưa khai đúng doanh thu, cơ quan thuế sẽ đối chiếu dữ liệu để xác định doanh thu đề nghị nhà cung cấp nước ngoài thực hiện nghĩa vụ và thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định nếu có dấu hiệu gian lận, trốn thuế.
Nhiều ý kiến trái chiều về đánh thuế nước ngọtĐề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt vẫn vấp phải nhiều ý kiến. Một số chuyên gia cho rằng việc áp thuế không đồng nghĩa tỷ lệ thừa cân béo phì sẽ giảm. Tác Giả:Thể thao ------------------------------------
|