Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh châu Á (Smart City Asia 2022) vừa được khai mạc sáng 26/5 tại TP.HCM. Sự kiện bao gồm hoạt động triển lãm sản phẩm của các doanh nghiệp,êngiatrongnướcvàquốctếhọpbànvềđôthịthôngminhtạkết quả vdqg colombia diễn đàn thảo luận các vấn đề đô thị thông minh và hoạt động kết nối kinh doanh.
Phát biểu khai mạc diễn đàn, ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam - cho biết, sự kiện nhằm mục tiêu thúc đẩy các quan hệ hợp tác công - tư trong triển khai các dự án đô thị thông minh. Đồng thời thúc đẩy ứng dụng công nghệ mới và chuyển đổi số trong các ngành, từ đó tận dụng và khai thác hiệu quả nguồn lực xã hội nhằm giải quyết các thách thức Việt Nam trong xây dựng chính phủ số, kinh tế số, xã hội số.
Diễn đàn tạo cơ hội để các nhà quản lý, các chuyên gia trong và ngoài nước gặp gỡ, chia sẻ các định hướng, chiến lược, giải pháp và công cụ quản lý thực tiễn trong phát triển công nghệ số và đô thị thông minh. Ngoài ra, sự kiện góp phần kết nối các doanh nghiệp, giới thiệu sản phẩm công nghệ, đẩy mạnh các thương hiệu và thúc đẩy sự hợp tác giữa các bên.
Ông Nguyễn Minh Hồng - Chủ tịch Hội truyền thông số Việt Nam - phát biểu khai mạc sự kiện. |
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, cho rằng phát triển đô thị thông minh đang trở thành xu thế tất yếu, và Smart City Asia 2022 sẽ đóng góp các ý kiến thiết thực của các chuyên gia trong các vấn đề liên quan.
Tại Việt Nam, định hướng phát triển đô thị thông minh đã được khẳng định qua các Nghị quyết 52 NQ/TW và Nghị quyết số 06-NQ/TW. Trong đó, một trong các nhiệm vụ và giải pháp thực hiện là đẩy nhanh chuyển đổi số trong quản lý đô thị, xây dựng chính quyền điện tử tiến tới chính quyền số ở đô thị gắn kết chặt chẽ với phát triển đô thị thông minh.
Hiện nay trên 50 địa phương đã và đang triển khai các nhiệm vụ liên quan về phát triển đô thị thông minh. Ông Dũng đánh giá phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam là vấn đề khó, đòi hỏi các địa phương cần phải có tầm nhìn dài hạn, toàn diện và một sự chuẩn bị chu đáo để đạt được những mục tiêu đặt ra.
Phát triển đô thị thông minh cũng chính là chuyển đổi số trong đô thị, bao gồm ba trụ cột lần lượt là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. Chính quyền số trong đô thị thông minh gọn nhẹ nhưng hiệu quả, dịch vụ hành chính công đơn giản, nhanh chóng, các dịch vụ công ích thông minh được cung cấp cho người dân với chất lượng tốt và chi phí hợp lý, an ninh công cộng được đảm bảo.
Chính quyền sử dụng sâu rộng công nghệ số, mọi quyết định đưa ra dựa trên dữ liệu đầy đủ, tin cậy và theo thời gian thực.
Các thành phần kinh tế trong đô thị thông minh có khả năng chuyển đổi số thành công với chi phí thấp nhờ sử dụng các dịch vụ thông tin chất lượng cao do chính quyền cung cấp, các mô hình kinh tế mới, sáng tạo được tạo điều kiện phát triển, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh cao và phát triển bền vững.
Trong đô thị thông minh, cộng đồng cư dân được kết nối với nhau và kết nối với chính quyền một cách hiệu quả trong một môi trường số an toàn, với lòng tin được tăng cường nhờ các dịch vụ xác thực được đảm bảo bởi chính quyền.
Ông Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. |
Ông Dũng cho rằng, diễn đàn chính là cơ hội để các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các chuyên gia, các doanh nghiệp công nghệ trong nước và quốc tế trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, bài học và cách thức triển khai đô thị thông minh, qua đó đóng góp vào sự phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, đồng thời mở ra cơ hội hợp tác giữa các địa phương với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Hải Đăng
Lãnh đạo TP.HCM thúc đẩy các quận huyện xây dựng xong trung tâm điều hành đô thị thông minh trong năm nay, nhằm tiến tới điều hành chính quyền bằng công nghệ.