TheÔtôđiệnTrungQuốcbịtốnghelénngườidùbxhbd anho trang News.com.au, một chủ xe BYD tại Australia cho biết, chiếc xe điện của anh có "cửa sau" giấu kín (backdoor), cho phép nhà sản xuất ô tô nghe lén các cuộc trò chuyện trên xe. Anh giải thích rằng, một ứng dụng bên ngoài có thể quay số chiếc SIM lắp sẵn trên xe, truyền âm thanh trong xe tới chỗ người gọi mà tài xế không hề hay biết.
Trong một video, chủ xe đã gọi vào số SIM trên xe và âm thanh bên trong xe được truyền tới điện thoại của anh mà không có dấu hiệu nào xuất hiện trên màn hình cảm ứng hay màn hình kỹ thuật số, cho thấy có cuộc gọi đang diễn ra.
Đáng lo ngại hơn là dường như không có cách nào ngắt cuộc gọi từ phía chiếc xe. Dấu hiệu duy nhất cho thấy có cuộc gọi là hệ thống âm thanh trên xe bị tắt và ngay cả khi tài xế tắt máy, cuộc gọi vẫn tiếp tục.
Vào tháng 1/2023, một bài viết đăng trên trang CarExpert cũng từng đề cập vấn đề này. Một chủ xe cho biết, không thể ngắt cuộc gọi chuyển hướng từ ô tô, ngay cả bằng cách mở ứng dụng điện thoại hoặc ấn vào nút tắt cuộc gọi trên vô-lăng. Thậm chí ngay cả khi tắt mạng di động, cuộc gọi vẫn có thể được thực hiện. Vì vậy tôi nhận thấy không có cách gì để một chủ xe BYD Atto 3 ở Australia, có được sự riêng tư trong chính chiếc xe của mình nếu như ai đó muốn theo dõi họ.
Mối lo ngại về những chiếc ô tô Trung Quốc là “máy do thám” ngày càng tăng. Nhiều cảnh báo đã được đưa ra.
Ngày 23/9 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đã đề xuất cấm sử dụng phần mềm và phần cứng của Trung Quốc, trên các xe kết nối lưu thông tại Mỹ. Do lo ngại về an ninh quốc gia. Quy định dự kiến buộc các hãng sản xuất ô tô lớn của Mỹ phải loại bỏ phần mềm và phần cứng của Trung Quốc ra khỏi các phương tiện giao thông ở Mỹ trong những năm tới, đồng thời sẽ ngăn các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc thử nghiệm xe tự lái trên đường phố Mỹ. Động thái này của Mỹ có khả năng sẽ ngăn chặn tất cả các ô tô từ Trung Quốc xâm nhập vào thị trường nước này.
Washington đã bày tỏ những lo ngại về việc các công ty Trung Quốc thu thập dữ liệu từ người điều khiển phương tiện giao thông và hạ tầng ở Mỹ thông qua các xe kết nối, cũng như nguy cơ thao túng các xe được kết nối với Internet và hệ thống định vị. Hồi tháng 2, Nhà Trắng đã yêu cầu điều tra về những mối nguy hiểm tiềm tàng này.
Khi các đối thủ nước ngoài xây dựng phần mềm để chế tạo một chiếc xe có nghĩa là nó có thể được sử dụng để giám sát, có thể được điều khiển từ xa, đe dọa đến quyền riêng tư và sự an toàn của người Mỹ trên đường phố, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo nhận định. Còn cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan tuyên bố, Mỹ có nhiều bằng chứng cho thấy Trung Quốc cài phần mềm độc hại vào hạ tầng quan trọng của nước này. Với hàng triệu phương tiện lưu thông trên đường, mỗi phương tiện có tuổi thọ từ 10 đến 15 năm, thì nguy cơ gián đoạn và phá hoại tăng lên đáng kể, ông Sullivan cho biết.
Vào cuối năm ngoái, Chính phủ Anh đã cảnh báo, những công nghệ tích hợp trong ô tô điện của Trung Quốc, có thể được sử dụng để thu thập lượng thông tin khổng lồ, bao gồm dữ liệu vị trí, các bản ghi âm và cảnh quay video, đồng thời chúng có thể bị can thiệp từ xa và thậm chí bị vô hiệu hóa.
Trung Quốc đang đi trước, tất cả những ưu thế tưởng chừng không liên quan, đang hội tụ vào những chiếc xe điện thông minh. Trung Quốc đã quen với việc xử lý hàng tỷ terabyte dữ liệu mỗi ngày. Từ dữ liệu của các mẫu xe điện Trung Quốc lăn bánh đường phố Mỹ, họ có thể tạo ra bức tranh phức tạp của cả khu vực lân cận, thậm chí các căn cứ quân sự trong đô thị, hay lịch trình của một bộ trưởng Nội các...
Nhiều năm nay Trung Quốc đã phát triển ngành công nghiệp xe hơi rất mạnh mẽ. Hiện Đông Nam Á, Trung Đông và châu Âu đang là thị trường xuất khẩu chính của ô tô Trung Quốc.
Ô tô Trung Quốc ngày càng thể hiện rõ tham vọng tại thị trường Việt Nam. Năm 2023 và 2024 một loạt hãng xe Trung Quốc đã gia nhập thị trường Việt Nam và sắp tới sẽ có thêm các hãng xe mới. Giới chuyên môn nhận xét, xe điện Trung Quốc sẽ là sản phẩm chiến lược tiếp cận thị trường Việt Nam.
Theo lộ trình của Chính phủ, đến năm 2040, sẽ hạn chế tiến tới dừng sản xuất, lắp ráp và nhập phương tiện sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Như vậy, nhu cầu về ô tô điện sẽ tăng mạnh, thị trường rất tiềm năng, điều này trở nên hấp dẫn với các doanh nghiệp ô tô Trung Quốc. Khi ô tô điện Trung Quốc tràn vào Việt Nam ngày càng nhiều thì nỗi lo về những “chiếc máy dọ thám 4 bánh” cũng tăng lên.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp