Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng,ĐềnghịthôngquaLuậtBiểnViệtNamtạikỳhọpthứkeo bong 88 dự án Luật cơ bản đãđược chuẩn bị xong, có đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Nội dung cuối cùng trong ngày làm việc đầu tiên của kỳ họpthứ 3, Quốc hội khóa 13, cuối giờ chiều 21-5, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốchội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đã trình bày Tờtrình về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2013.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý Theo đó, đề nghị điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháplệnh năm 2012, thseo đề nghị của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghịQuốc hội cho bổ sung 3 dự án luật, điều chỉnh tiến độ 4 dự án luật khác trongChương trình năm 2011.
Về đề nghị bổ sung dự án Luật Việc làm và Luật Khoa học vàCông nghệ (sửa đổi) vào Chương trình năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tánthành với đề nghị của Chính phủ bổ sung dự án Luật việc làm vào Chương trìnhcho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2012) và thông qua tại kỳ họp thứ 5(tháng 5-2013) để góp phần hoàn thiện pháp luật về lao động, bảo đảm an sinh xãhội, tạo môi trường, điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhậptốt hơn, phát triển thị trường lao động, khuyến khích các hình thức giao dịchviệc làm.
Bổ sung dự án Luật Khoa học và Công nghệ (sửa đổi) vàoChương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 và thông qua tại kỳ họp thứ 5 nhằmkhắc phục những tồn tại, hạn chế về khoa học và công nghệ. Theo báo cáo của cơquan soạn thảo, cơ quan trình dự án thì hiện nay các dự án Luật này đã đượcchuẩn bị tương đối tốt, sẽ bảo đảm được chất lượng, tiến độ trình Quốc hội vàcác cơ quan hữu quan.
Dự án Luật biển Việt Nam thuộc Chương trình thông quatại kỳ họp thứ 2. Tuy nhiên, qua thảo luận tại Quốc hội cho thấy, đây là dự ánLuật phức tạp, còn một số vấn đề phải có thêm thời gian nghiên cứu, lấy thêm ýkiến nên dự án Luật chưa được trình Quốc hội thông qua.
Đến nay, dự án Luật cơ bản đã được chuẩn bị xong, các cơquan hữu quan nhận thấy có đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, thông qua tạikỳ họp thứ 3 này. Do đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị bổ sung dự án Luậtnày vào Chương trình năm 2012 để thông qua tại kỳ họp thứ 3.
Về việc lùi thời hạn trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung mộtsố điều của Luật quản lý thuế, Luật đất đai (sửa đổi), Ủy ban thường vụ Quốchội cho biết, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuếthuộc Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 2, thông qua tại kỳ họp thứ 3. Tuynhiên, ngay sau khi dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lýthuế được đưa vào Chương trình, cơ quan trình dự án đề nghị lùi thời gian cho ýkiến sang kỳ họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4 với lý do không chuẩn bịkịp.
Từ tình hình thực tế chuẩn bị dự án Luật này, trên cơ sở ýkiến của Chính phủ, ý kiến của cơ quan thẩm tra và Uỷ ban Tài chính - Ngân sáchcủa Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho điều chỉnh dự ánLuật này như đề nghị của cơ quan trình dự án.
Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) thuộc Chương trình cho ý kiếntại kỳ họp thứ 4. Đây là một dự án đã có thời gian chuẩn bị tương đối dài, đangđược đại biểu Quốc hội và nhân dân cả nước quan tâm. Việc ban hành dự án sẽ gópphần giải quyết các vấn đề bức xúc liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp củangười sử dụng đất, của Nhà nước nên cần phải làm một cách khẩn trương nhưngthận trọng bảo đảm tính ổn định lâu dài.
Ủy ban thường vụ Quốc hội tán thành với đề nghị của Chínhphủ lùi thời gian trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật này sang kỳ họp thứ 5 vàthông qua tại kỳ họp thứ 6 để có thêm thời gian chuẩn bị, thể hiện các phươngán sửa đổi, bổ sung phù hợp với Nghị quyết Trung ương 5 (tháng 5-2012) và sẽtrình Quốc hội cùng với việc thông qua Hiến pháp năm 1992 sửa đổi.
Về việc rút ra khỏi Chương trình dự án Luật Đô thị và dự ánLuật Quy hoạch, Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội nêu rõ, Dự án Luật Đô thịthuộc Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 và thông qua tại kỳ họp thứ 4.Dự án Luật quy hoạch thuộc Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4.
Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị các dự án cho thấy, các dự ánnày có phạm vi điều chỉnh rộng, nhiều vấn đề phức tạp, liên quan đến nhiềungành, lĩnh vực cần có nhiều thời gian nghiên cứu, khảo sát, tổng kết thựctiễn, tổ chức soạn thảo dự án luật. Sau khi trao đổi, cơ quan soạn thảo, cơquan trình hai dự án Luật này cũng đề nghị chưa đưa các dự án này vào Chươngtrình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và năm 2013.
Do đó, để bảo đảm chất lượng dự án trình Quốc hội cho ýkiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị chưa trình Quốc hội hai dự án Luật nàytrong năm 2012, 2013 mà chuyển sang các năm sau.
Theo VOV