Thanh tra Bộ Giao thông vận tải vừa đề nghị Thanh tra các Sở Giao thông vận tải và Thanh tra Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Lào Cai tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Thanh tra Bộ về kiểm tra,ởđợtcaođiểmkiểmtraxửlýxekinhdoanhvậntảikhônglắpcameragiámsátỷ lệ tỷ số xử lý vi phạm liên quan đến lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải.
Đồng thời, Thanh tra các Sở Giao thông vận tải và Thanh tra Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Lào Cai cũng được đề nghị xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện đợt cao điểm kiểm tra, xử lý vi phạm liên quan đến camera giám sát lắp trên xe ô tô kinh doanh vận tải. Thời gian thực hiện đợt cao điểm kéo dài từ ngày 20/5/2022 đến ngày 20/6/2022.
Quy định xe kinh doanh vận tải phải lắp camera nhằm góp phần tăng cường theo dõi, giám sát người lái xe bảo đảm an toàn giao thông, an ninh trật tự và nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải (Ảnh minh họa: Internet) |
Nghị định 10 ngày 17/1/2020 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô quy định trước ngày 1/7/2021 xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ (kể cả người lái) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe, trong quá trình xe tham gia giao thông; xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo cũng phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh của người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông trước ngày 1/7/2021.
Dữ liệu hình ảnh từ camera trên các xe kinh doanh vận tải được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch. Thời gian lưu trữ hình ảnh trên xe đảm bảo tối thiểu 24 giờ gần nhất đối với xe hoạt động trên hành trình có cự ly đến 500 km; và tối thiểu 72 giờ gần nhất với xe hoạt động trên hành trình có cự ly trên 500 km.
Theo quy định tại Nghị định 100 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, mức phạt từ 1 – 2 triệu đồng được áp dụng cho 1 trong các hành vi: Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách không lắp camera theo quy định hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định; điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định.
Nghị định 100 của Chính phủ cũng quy định phạt tiền từ 5 – 6 triệu đồng với cá nhân và từ 10 – 12 triệu đồng với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện 1 trong các hành vi vi phạm: Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định; không thực hiện việc truyền, lưu trữ hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô về máy chủ của đơn vị, không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
Tuy nhiên, tại Nghị quyết 66 ngày 1/7/2021 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6/2021, trên cơ sở xem xét đề xuất tháo gỡ khó khăn trong thực hiện quy định lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, Chính phủ đã quyết định tạm ngưng áp dụng các quy định xử phạt hành chính liên quan đến lắp camera trên xe kinh doanh vận tải đến ngày 31/12/2021.
Thanh tra Bộ Giao thông vận tải cho biết, theo quy định của Chính phủ, các ô tô kinh doanh vận tải từ 9 chỗ trở lên, xe container, xe đầu kéo phải hoàn thành việc lắp camera giám sát trên xe ô tô trước ngày 31/12/2021, tuy nhiên, trong thời gian gần đây, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về việc còn nhiều xe ô tô kinh doanh vận tải chưa lắp camera giám sát và số xe bị xử phạt ít.
Vân Anh
Các xe hợp đồng dưới 9 chỗ phải tuân thủ yêu cầu về lắp đặt camera giám sát hành trình, đổi phù hiệu và biển số vàng (dành cho xe kinh doanh) theo quy định.