Smart Hack 2016 là cuộc thi lập trình ứng dụng di động do Công ty GMO-Z.com RUNSYSTEM phối hợp với trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức nhằm mục đích tìm kiếm và hỗ trợ các sinh viên Việt Nam yêu thích công nghệ và có những ý tưởng phần mềm di động mang tính thực tiễn cao,ảithưởngcuộcthiSmartHacklêntớihơntriệuđồngười chơi sevilla fc trên nền tảng Android, iOS hoặc Windows Phone.
Chia sẻ về nguyên cớ “ra đời” của Smart Hack 2016, ông Nguyễn Tấn Minh, Phó Giám đốc Công ty GMO-Z.com RUNSYSTEM, Phó Ban Tổ chức cuộc thi bộc bạch: “Ngày nay với sự phát triển không ngừng của ngành công nghệ số cùng biên lợi nhuận mà nó mang lại, thị trường ứng dụng di động đang là một “miền đất hứa” với giới trẻ nói chung và các bạn sinh viên ngành IT nói riêng. Trong năm 2016, hơn 60% người Việt Nam đang sử dụng smartphone, số lượng download ứng dụng di động dự kiến đạt 300 tỷ lượt, thời gian sử dụng ứng dụng gấp 2,4 lần so với web. Dự kiến đến năm 2017, lợi nhuận từ các ứng dụng di động sẽ lên tới 77 tỷ USD. Những con số ‘biết nói’ ấy đã thôi thúc chúng tôi cần phải làm điều gì đó để thúc đẩy giới trẻ Việt Nam tham gia mạnh mẽ hơn nữa vào thị trường hàng chục tỷ đô la Mỹ này. Và đó chính là lý do ra đời của Smart Hack 2016”.
Khẳng định những lợi ích mà Smart Hack 2016 mang lại cho sinh viên, TS. Dương Lê Minh, Phó Chủ nhiệm Khoa CNTT, Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi chia sẻ, đây là một cuộc thi rất thiết thực với sinh viên CNTT, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích và đam mê lập trình ứng dụng di động. Smart Hack 2016 sẽ là sân chơi để các kỹ sư lập trình trong tương lai thỏa sức hiện thực hóa các ý tưởng của mình. Qua quá trình tham gia cuộc thi, từ các góp ý của các chuyên gia kỹ thuật, các em sẽ đúc rút được những bài học kinh nghiệm thực tế cho bản thân mình.
“Cuộc thi sẽ giúp cho các bạn trẻ tham gia có hành trang và kinh nghiệm tốt trên bước đường sự nghiệp sau này, đặc biệt là các sinh viên có mong muốn khởi nghiệp. Tôi cũng hy vọng rằng, cuộc thi sẽ góp phần lan tỏa tinh thần “sản phẩm hóa ý tưởng” trong giới trẻ CNTT nói chung và sinh viên Đại học Công nghệ nói riêng”, TS. Dương Lê Minh nói.