Bộ TT&TT yêu cầu xử lý các tháp truyền thông có nguy cơ sập đổ (Ảnh: Báo Nghệ An) |
Bộ TT&TT vừa ra văn bản gửi UBND các tỉnh,ộTTTTyêucầuxửlýcáctrạmBTScónguycơsậpđồkêt qua bóng đa thành phố về việc xử lý các công trình tháp truyền thông, xử lý các trạm không an toàn, có nguy cơ sập đổ.
Trong văn bản vừa gửi đi, Bộ TT&TT cho biết: thời gian qua, Bộ TT&TT nhận được ý kiến phản ánh của Sở TT&TT các tỉnh/thành phố và của người dân về việc mất an toàn đối với các khu vực có cột ăng ten trạm thu phát sóng di động của các doanh nghiệp viễn thông di động do không được bảo trì, bảo dưỡng theo quy định.
Ngày 09/5/2018, Bộ Xây Dựng đã ban hành văn bản số 1030/BXD-GĐ về việc “kiểm tra, rà soát tình hình chất lượng và thực hiện công tác bảo trì công trình tháp truyền thông trên phạm vi cả nước” gửi các Bộ TT&TT, Công an, Quốc phòng, UBND các địa phương, chủ đầu tư, chủ quản lý sử dụng công trình tháp truyền thông.
Cục Viễn Thông (Bộ TT&TT) và các Sở TT&TT cũng đã ban hành các văn bản đôn đốc, yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp có công trình tháp truyền thông thực hiện việc kiểm tra, rà soát tình hình chất lượng và thực hiện công tác bảo trì trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên đến nay, một số đơn vị, doanh nghiệp vẫn còn chưa thực hiện công tác bảo trì theo quy định.
Do đó, để đảm bảo an toàn công trình, đảm bảo an toàn cho tài sản và tính mạng của dân người xung quanh các khu vực có công trình tháp truyền thông có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng hoặc có nguy cơ sập đổ, Bộ TT&TT đề nghị UBND các tỉnh/thành phố chỉ đạo Sở TT&TT phối hợp, làm việc với Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị có liên quan trên địa bàn triển đánh giá an toàn công trình theo Nghị định số 06/2021/NĐ-CP của Chính phủ (ban hành ngày 26/01/2021) quy định chi tiết một số nội dung liên quan về quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.
Bộ cũng yêu cầu tiến hành xử lý đối với công trình có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho khai thác, sử dụng theo quy định của Nghị định số 06/2021/NĐ-CP. Đồng thời ban hành quyết định phá dỡ đối với các công trình có nguy cơ sụp đổ theo quy định của Luật Xây dựng sửa đổi, bổ sung số 62/2020/QH14 năm 2020.
D.V
Năm ngoái, Ericsson cũng là công ty lớn đầu tiên rút khỏi MWC 2020 khi đại dịch mới bùng phát. Điều đó dẫn đến một loạt các thông báo tương tự, cuối cùng MWC 2020 phải hủy. Chưa rõ năm nay các công ty khác có rút theo Ericsson không?