Năm 2024 sẽ trình Quốc hội ban hành luật để đánh thuế đối với nhà
Bộ trưởng Bộ Tài chính vừa ký quyết định phê duyệt Chương trình hành động triển khai thực hiện chiến lược cải cách hệ thống thuế đến năm 2030.
Tại quyết định này,ộTàichínhnghiêncứuthuthuếnhàđấttinmớivềsiêudựánVànhđbảng xếp hạng bóng đá c1 châu âu Bộ Tài chính lên kế hoạch trong năm 2023 sẽ trình Quốc hội xem xét và năm 2024 ban hành Luật thuế liên quan đến tài sản. Sau khi Quốc hội ban hành luật này, năm 2024, Bộ Tài chính trình Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành thuế liên quan đến tài sản.
Về định hướng xây dựng Luật thuế liên quan đến tài sản, Bộ Tài chính cho rằng sẽ rà soát thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
Quan điểm của Bộ là tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025 để góp phần thực hiện chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tổng kết, đánh giá tổng thể tình hình thực hiện chính sách thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính nghiên cứu hoàn thiện theo hướng tăng mức điều tiết đối với đất và bổ sung thu thuế đối với nhà nhằm khuyến khích sử dụng nhà, đất có hiệu quả, góp phần hạn chế đầu cơ nhà đất đảm bảo động viên nguồn thu hợp lý, ổn định cho ngân sách nhà nước, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
Đồng thời, xây dựng chính sách thuế theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ xác định rõ đối tượng chịu thuế tài sản, số thuế phải nộp, đồng bộ với quy định của pháp luật về đất đai và quy định của pháp luật có liên quan.
Về quá trình nghiên cứu, xây dựng dự án Luật thuế tài sản, Bộ Tài chính đã thực hiện cách đây hơn nhiều năm và mới đây nhất là năm 2018 cũng đưa ra lấy ý kiến.
Bộ Tài chính đưa ra 2 phương án về ngưỡng không chịu thuế đối với nhà là 700 triệu đồng hoặc 1 tỷ đồng
Theo đó, Bộ Tài chính đưa ra hai phương án về ngưỡng đánh thuế đối với nhà là trên 700 triệu đồng hoặc trên 1 tỉ đồng. Mức thuế suất là 0,3% hoặc 0,4%.
Biến bãi giữa sông Hồng thành công viên: Tránh làm không đến nơi
Ngày 25/11, tại phiên giải trình về quản lý đất đai, trật tự xây dựng, trật tự đô thị tại bãi bồi sông Hồng, lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cho biết 4 quận: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Long Biên đã thống nhất báo cáo UBND Thành phố cho phép lập đề án "Phát triển bãi nổi giữa và ven sông Hồng thành công viên văn hóa đa năng", kinh phí từ ngân sách các quận.
Trong khi nhiều dự án công viên mới vẫn nằm trên giấy hoặc khởi công rồi ‘đắp chiếu’, công viên cũ vẫn cảnh bị “xẻ thịt”, lấn chiếm, chuyên gia cho rằng phải tránh tư duy muốn phát triển nhanh nhưng làm không đến nơi đến chốn.
KTS Phạm Thanh Tùng – Chánh văn phòng Hội Kiến trúc sư Việt Nam cho rằng, vấn đề bây giờ Hà Nội cần tập trung cải tạo, xây mới các công viên theo kế hoạch đã đề ra với 9 công viên mới và 3 công viên cũ trong nội thành như: Công viên Kim Quy, Công viên Chu Văn An, Công viên Thiên Văn học, Công viên Thống Nhất, Công viên Bách Thảo… Làm được rồi sau đó lại làm tiếp. (Xem thêm)
Hà Nội công bố chỉ giới đường đỏ siêu dự án Vành đai 4 qua ba huyện
Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội phối hợp với UBND huyện Đan Phượng vừa tổ chức hội nghị công bố chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4, đoạn từ quốc lộ 32 đến hết cầu Hồng Hà, tỷ lệ 1/500 đi qua địa bàn các huyện Hoài Đức, Đan Phượng, Mê Linh.
Theo Quyết định số 3645/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt chỉ giới đường đỏ tuyến đường Vành đai 4, đoạn từ quốc lộ 32 đến hết cầu Hồng Hà, tỷ lệ 1/500 được công bố tại hội nghị, tuyến đường có chiều dài khoảng 9,6km, điểm đầu giao với quốc lộ 32, điểm cuối giao với đê tả Hồng. (Xem thêm)
Hàng trăm căn hộ tái định cư ở Hà Nội tự ý cho người vào ở ‘chui’
Hiện nay, Hà Nội có 199 tòa chung cư tái định cư đã hoàn thành đưa vào sử dụng. Trong đó, Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội được giao quản lý 149 tòa; Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà Hà Nội quản lý 20 tòa; Ban quản lý các công trình nhà ở và công sở quản lý 30 tòa.
Theo UBND TP Hà Nội, hiện nay còn 223 căn hộ tái định cư vi phạm, do các cán bộ thuộc Xí nghiệp quản lý khai thác dịch vụ khu đô thị tự ý cho vào ở khi những hộ gia đình chưa ký hợp đồng, chưa nộp tiền mua nhà.
UBND TP nhận định nguyên nhân do buông lỏng quản lý của các đơn vị được giao quản lý quỹ nhà để các cá nhân lợi dụng tự ý cho dân vào ở, thiếu kiểm tra giám sát đối với Xí nghiệp trực thuộc để cá nhân vi phạm, không kịp thời ngăn chặn và xử lý để xảy ra vụ việc, dẫn đến các cá nhân phải xử lý hình sự. (Xem thêm)
Toàn cảnh 500 căn biệt thự xây không phép ở Đồng Nai
Dự án Khu dân cư Tân Thịnh toạ lạc tại xã Đồi 61, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai. Dự án này nằm liền kề với khu du lịch sinh thái nổi tiếng nổi tiếng Thác Giang Điền. Chủ đầu tư dự án là Công ty cổ phần đầu tư LDG với tên thương mại là Khu đô thị Vivapark.
Dự kiến quy mô gồm 680 căn nhà phố và biệt thự song lập được xây dựng trên khu đất rộng 18,22ha có sức chứa lên đến 3000 cư dân.
Tuy nhiên, dù chưa có giấy phép xây dựng nhưng đến cuối năm 2020, chủ đầu tư dự án là Công ty LDG đã cho san nền, xây dựng hoàn thiện hện thống hạ tầng kỹ thuật đạt 60%. A8, Cùng thời điểm này, 488 căn nhà gồm 198 căn biệt thự và 290 căn nhà liền kề nằm trong dự án cũng đã được cho xây dựng… (Xem thêm)
Việt Nam sẽ có ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế
Ngày 30/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Đô thị toàn quốc năm 2022 phổ biến Nghị quyết số 148 ngày 11/11/2022 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 06 ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về Quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Theo Nghị quyết 148, tầm nhìn đến năm 2045, tỷ lệ đô thị hóa thuộc nhóm trung bình cao của khu vực ASEAN và châu Á, xây dựng được ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế, giữ vai trò đầu mối kết nối và phát triển với mạng lưới khu vực và quốc tế. Cơ cấu kinh tế khu vực đô thị phát triển theo hướng hiện địa với các ngành kinh tế xanh, kinh tế số chiếm tỷ trọng lớn…(Xem thêm)
Giao dịch tụt dốc, doanh nghiệp bất động sản cần giảm giá nhà thực chất
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đề nghị xem xét nới trần (room) tín dụng thêm 1% để có thêm nguồn vốn tín dụng khoảng hơn 100 ngàn tỷ đồng trong giai đoạn cao điểm tháng 12/2022 đến trước Tết Quý Mão 2023.
Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, doanh nghiệp bất động sản phải thấy rõ trách nhiệm của mình để nỗ lực, chủ động tái cấu trúc doanh nghiệp, tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu sản phẩm hướng về nhu cầu thực và thực hiện giảm giá nhà tương đối, thực chất. (Xem thêm)
Làng du lịch gần 10ha trên đất lúa đã đưa vào sử dụng mới đề xuất chủ trương đầu tư
Làng du lịch Yên Trung tại xã Yên Trung, huyện Yên Định (Thanh Hóa) đã đưa vào khai thác được mấy năm nay. Mới đây, Sở KH-ĐT Thanh Hóa có đề xuất UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án của Tổng Công ty Xây dựng và thương mại Anh Phát.
Làng du lịch có diện tích gần 10ha được xây dựng trên đất nông nghiệp, hàng loạt công trình xây dựng hoành tráng, bề thế chưa được cơ quan có thẩm quyền nào cho phép, chưa được UBND tỉnh Thanh Hóa giao đất. (Xem thêm)
Thuận Phong
TP.HCM chuyển 7 vụ sai phạm đất công sang cơ quan cảnh sát điều traBên cạnh việc kỷ luật nhiều tổ chức và cá nhân liên quan đến những vi phạm về đất công, Thanh tra TP.HCM đã chuyển 7 vụ việc sang cơ quan công an để xử lý hình sự.