Tôi bị tăng đường huyết,úpngừasuygiảmsứckhỏegiảmcânvàchốngungthưdu doan ma cao rối loạn mỡ máu và được tư vấn phải giảm cân. Tôi tham khảo nhiều thực đơn và muốn chuyển sang ăn khoai lang thay thế cơm trắng. Bác sĩ tư vấn giúp tôi ăn như thế nào tốt cho sức khỏe. Tôi xin cảm ơn! (Nguyễn Diệu Thùy - 43 tuổi, Quận 9, TP. Thủ Đức)
Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ - giảng viên Khoa Y học cổ truyền, trường Đại học Y Dược TP.HCM tư vấn:
Khoai langlà thực phẩm phổ biến, bình dân ở Việt Nam nhưng thường được coi là đồ ăn vặt, ít khi có trong thực đơn bữa chính. Trong khi đó, người Nhật Bản thường xuyên đưakhoai lang vào bữa ăn hằng ngày. Họ coi khoai lang là sâm đất do chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Chỉ số GI (đường huyết) trong khoai lang thấp nên các bác sĩ thường khuyên người bị đái tháo đường ăn khoai lang thay cơm trắng. Khi ăn khoai, đường huyết không tăng vọt lên như ăn cơm. Nhờ đó, bạn dễ dàng kiểm soát đường huyết và cân nặng. Mặt khác, khoai lang giàu chất xơ, giúp bạn no lâu. Vì vậy, nhiều chuyên gia khuyến khích bạn dùng khoai lang thay thế cơm trong bữa ăn hằng ngày.
Trong 500g khoai lang chứa khoảng 635 kcal, 11,5g protein, 14,5g đường, 1g lipid, 100mg phốt pho, 90mg canxi, 2g sắt, 0,5mg beta-caroten. Ngoài ra, loại củ này chứa nhiều vitamin B1, B2, C và PP, axit linolenic. Trong đó hàm lượng vitamin B1, B2 lần lượt cao gấp 3 và 6 lần so với gạo. Đặc biệt trong khoai lang có chứa nhiều lysin, là chất mà thức ăn chính như gạo và bột mì thường thiếu thốn nhất.
Khoai lang có tính kiềm, đảm bảo cân bằng kiềm toan của máu. Trong khoai lang chứa nhiều mucin, polysaccharid đảm bảo tính đàn hồi lòng mạch, dự phòng phát sinh xơ vữa động mạch, “bôi trơn” đường hô hấp, hệ tiêu hóa, ổ khớp. Chất xơ bám hút nhiều nước trong ruột, phòng trị táo bón, giảm phát sinh ung thư ruột.
Các chất dinh dưỡng có tác dụng chống ung thư là beta-caroten, vitamin C và axit folic trong khoai lang đều có hàm lượng cao. Một củ khoai lang (khoảng 100g) có thể cung cấp gấp đôi lượng vitamin A, 1/3 lượng vitamin C cần cho cơ thể mỗi ngày cùng 50mg axit folic, lượng chất xơ cao bằng một chén cháo yến mạch. Tác dụng chống oxy hóa của beta-caroten và vitamin C giúp giảm tổn hại đến chất di truyền DNA.
Khoai lang chứa nhiều kali phòng bệnh tim mạch. Kali giúp cân bằng dịch thể tế bào và chất điện giải, đảm bảo chức năng tim và huyết áp. Ngoài ra, thành phần beta-caroten và vitamin C có tác dụng chống oxy hóa chất béo, dự phòng động mạch xơ vữa, bảo vệ động mạch.
Khoai lang chứa calo thấp hơn cơm nên được dùng trong thực đơn giảm cân. Nếu ăn một bát cơm hoặc 1 củ khoai, bột đường trong khoai tiêu hóa chậm hơn, tốt cho người đường huyết cao.
Lưu ý, bạn không nên ăn quá nhiều khoai, khoảng 300g/ngày, đặc biệt là người có hệ tiêu hóa không tốt, thường xuyên đầy hơi. Không ăn khoai lang cùng quả hồng vì phản ứng với chất tannin và pectin trong hồng sẽ gây ra sự kết tủa trong dạ dày.
Những người có thận hoạt động không tốt, lượng kali cao có thể gây hại cho sức khỏe nên hạn chế ăn khoai lang. Bạn chọn những củ tươi; không ăn khoai có đốm đen, bị hà; bảo quản ở nơi thoáng mát trong 10 ngày.