Trước đây,ảiquyếthồsơquamạngngườidânhưởnglợkết quả bóng đá giải hạng nhất việt nam người dân, doanh nghiệp khi làm thủ tục hành chính (TTHC) phải gặp trực tiếp cán bộ để yên tâm công việc được giải quyết; cũng từ việc gặp trực tiếp đó dẫn đến ở một số nơi phát sinh những bất cập, nhũng nhiễu trong quá trình giải quyết TTHC. Nhưng với yêu cầu của xã hội điện tử, việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến đã tạo sự thay đổi, giúp người dân, doanh nghiệp thuận tiện hơn, góp phần giảm “tham nhũng vặt” và đặc biệt có ý nghĩa trong giai đoạn cả nước quyết liệt phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Người dân làm thủ tục hành chính, đóng tiền phí qua ngân hàng tại Trung tâm Hành chính công và ký chuyển nhận hồ sơ tại nhà qua bưu điện
Trang dịch vụ công tỉnh Bình Dương, địa chỉ: dichvucong.binhduong. gov.vn và các Cổng thông tin điện tử của Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Công thương, Sở Giao thông - Vận tải… lượt người truy cập tăng gấp hơn 2 lần so với trước đây. Nhiều người dân truy cập để tìm hiểu thông tin, tìm hiểu biểu mẫu TTHC mức độ 3, mức độ 4 để thực hiện. Tại các Cổng thông tin điện tử của cấp huyện, như: TP.Thủ Dầu Một, TP.Thuận An, TP.Dĩ An, TX.Bến Cát, TX.Tân Uyên… lượt người truy cập cũng tăng nhanh, nhất là trong thời gian toàn tỉnh chung tay phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Ông Định Thanh Hùng, ngụ phường An Phú, TP.Thuận An, cho biết cách làm TTHC qua môi trường mạng trong giai đoạn hiện nay rất hay và cần thiết, tạo nhiều tiện ích cho người dân và tổ chức.
Ông Hùng cho biết thêm, vừa rồi ông đã hoàn thành hồ sơ xin thành lập doanh nghiệp qua mạng theo 5 bước sau: Bước 1, tạo tài khoản, gửi yêu cầu cấp tài khoản, xác nhận tài khoản đăng nhập. Bước 2, tạo hồ sơ, nhập thông tin. Bước 3, scan và tải tài liệu đính kèm. Bước 4, ký xác nhận và nộp hồ sơ. Sau đó, tôi đã nhận được kết quả. “Trong thời gian làm hồ sơ, tôi đã được cán bộ Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch - Đầu tư trao đổi qua điện thoại hướng dẫn cách thức thực hiện rất tận tình, nhất là trong giai đoạn Việt Nam triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Tôi đánh giá rất cao việc thực hiện TTHC qua mạng nhằm hạn chế tiêu cực, người dân tiết kiệm được thời gian đi lại cho người dân, hạn chế đến nơi đông người nhưng hồ sơ vẫn thực hiện tốt”, ông Hùng khen ngợi.
Không chỉ có cấp tỉnh, tại Trung tâm Phục vụ hành chính công TP.Thủ Dầu Một và các phường Phú Thọ, Phú Mỹ, Phú Lợi… đã có các cách làm hay tại bộ phận “một cửa”, thời Covid-19 và được nhân dân đánh giá rất cao. Ông Trịnh Văn Trương, người dân khu phố 8, phường Phú Thọ, TP.Thủ Dầu Một, cho biết: “Là người dân trong giai đoạn cách ly xã hội, tôi cứ nghĩ tại phường không làm việc. Nào ngờ, khi đến làm thủ tục đất đai, tôi được giải quyết nhanh chóng hồ sơ, không cần phải chờ đợi lâu như trước đây, vì UBND phường đã chỉ đạo bộ phận “một cửa” giải quyết nhanh chóng hồ sơ cần thiết cho người dân, hạn chế chờ đợi tại bộ phận “một cửa” của phường”.
Chính quyền điện tử, chính quyền số là vấn đề mới, khó nhưng nếu không có quyết tâm, không dỡ bỏ nếp cũ thì khó thành công. Nói như ông Đỗ Thanh Sử, Phó Chủ tịch UBND TP.Thuận An: “Thuận An trực tuyến”; thực hiện việc thanh toán các khoản phí, lệ phí qua máy POS được bố trí tại bộ phận một cửa... là chính quyền số. Tất cả điều này đều hướng về nhân dân phục vụ, phù hợp với xu thế phát triển thời công nghệ số, xây dựng Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, cái khó là công tác tuyên truyền phải quyết tâm, quyết liệt để mọi người dân biết và thực hiện, vì thực tế số hồ sơ phát sinh không nhiều. Trong thời gian tới, UBND TP.Thuận An sẽ quyết tâm thực hiện đạt mục tiêu của Đảng bộ TP.Thuận An đề ra, đó là xây dựng bộ máy chính quyền vì nhân dân phục vụ.
Ông Lai Xuân Thành, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, cho biết để hoàn thiện chính quyền điện tử, tiến tới chính quyền số trước năm 2025, sở sẽ tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp như: Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức, đào tạo kỹ năng về chuyển đổi số, phát triển chính quyền số cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan Nhà nước; phát triển hạ tầng chính quyền số phục vụ cơ quan Nhà nước trên cơ sở kết hợp thế mạnh của mạng TSLCD, mạng internet, trung tâm dữ liệu của tỉnh; nâng cao năng lực cung cấp dịch vụ ảo hóa và điện toán đám mây của các trung tâm dữ liệu phục vụ việc kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan Nhà nước một cách hiệu quả…
Cổng dịch vụ công của tỉnh đã cung cấp 1.088 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên tổng số 1.964 TTHC. Cùng với đó, Bình Dương đã chính thức vận hành Hệ thống đường dây “nóng” 1022… Đây là những thành quả quan trọng để tỉnh Bình Dương quyết tâm xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số.