Stieg Larsson được biết tới từ bộ ba tiểu thuyết Thiên niên kỷđình đám gồm Cô gái có hình xăm rồng(2005),ộcđờilykỳcủatácgiảCôgáicóhìnhxămrồty so macarthurCô gái đùa với lửa(2006), Cô gái chọc tổ ong bầu(2007).
Tuy nhiên, tác giả người Thụy Điển đã đột ngột qua đời năm 2004, không được tận hưởng thành quả từ bộ truyện bom tấn. Ba tác phẩm của ông thành công vang dội, phát hành ở 50 nước với tổng cộng 80 triệu bản.
Larsson không để lại di chúc dẫn tới tranh chấp pháp lý nảy lửa giữa người bạn gái - Eva Gabrielsson và gia đình ông. Cái chết của nhà văn - nhà báo có nhiều bài viết gai góc cũng làm dấy lên nghi ngờ liệu ông có bị sát hại hay không.
Ngày định mệnh
Năm 2004, một nhà xuất bản đã mua trọn bản quyền 3 tác phẩm Thiên niên kỷ. Các nhà sản xuất phim lập tức quan tâm và Larsson sắp được hưởng thành quả lao động thì sự cố đau lòng xảy ra.
Ngày 9/11/2004, Larsson đến tòa báo Expođể gấp rút hoàn thành số tạp chí mới. Thang máy bị hỏng nên ông quyết định đi bộ 7 tầng cầu thang. Ông đã gục xuống khi vừa bước chân tới văn phòng.
Larsson sáng lập Expo vào năm 1995 xoáy sâu vào khuynh hướng phản dân chủ, phân biệt chủng tộc ở Thụy Điển khiến một số kẻ cực đoan khó chịu. Cơ sở in ấn của báo bị phá hoại, thông tin cá nhân của Larsson lộ khắp nơi.
Bởi vậy, ông đã lắp một cánh cửa dày ở nhà, đi làm theo những tuyến đường khác nhau mỗi ngày. Không chỉ nhận các lời dọa giết, Larsson từng bị 1 nhóm người cầm gậy bóng chày chờ ngoài văn phòng.
Bạn gái Eva của ông tâm sự: "Rất nhiều người muốn loại bỏ Stieg. Tôi luôn nghĩ rằng một ngày nào đó, tôi sẽ nghe tin anh ấy bị giết”. Có lúc cặp đôi còn nhận được lá thư chứa đạn bên trong.
Bởi vậy, không khó hiểu khi nhiều người nghi ngờ rằng cái chết của Larsson không phải là sự cố bệnh tật.
Tuy nhiên, nguy cơ bị đau tim của Larsson cũng rất cao khi ông có thể hút 60 điếu thuốc mỗi ngày, cộng với vô số đồ ăn vặt, cà phê cùng khối lượng công việc khổng lồ.
Bí mật đen tối khởi nguồn cho bộ ba bom tấn
Dù nổi tiếng nhưng Larsson luôn gặp khó khăn về tài chính, thậm chí phải nhờ người yêu giúp đỡ. Ông từng nói với một người bạn: "Tôi chán ngấy việc đi khắp nơi xin tiền cho Expo. Tôi cần giải pháp dứt điểm".
Trong kỳ nghỉ với bạn gái, Larsson bắt đầu viết bộ ba Thiên niên kỷ. Hai nhân vật xuyên suốt truyện là tin tặc bất ổn Lisbeth Salander và phóng viên điều tra Mikael Blomkvist của tạp chí Millennium(Thiên niên kỷ). Họ cùng nhau phá các bí ẩn đầy tội lỗi.
Khi 15 tuổi, Larsson chứng kiến 1 cô gái bị tấn công nhưng ông đã không can thiệp. Loạt truyện Thiên niên kỷlà cách Larsson xin lỗi nạn nhân đó: “Tôi cần phải viết cuốn sách này, nó thực sự quan trọng với tôi... Tôi cảm thấy rất tệ về những gì mình đã chứng kiến”.
Eva không phủ nhận việc hợp tác với Larsson nhưng khẳng định người bạn đời quá cố đã tự viết các tiểu thuyết.
Tuy nhiên, một số người vẫn chất chứa nghi ngờ. Đồng nghiệp Anders Hellberg đánh giá Larsson không đủ tầm để viết loạt truyện bán chạy. Người bạn Kurdo Baksi cũng chung quan điểm. Baksi đã từ chối đọc bản thảo cuốn sách của Larsson: "Tôi nghĩ anh ấy đang nói đùa. Anh ấy giỏi viết chính trị, không phải thể loại ly kỳ”.
Tranh cãi sau sự ra đi của Larsson
Eva và Larsson gặp nhau khi còn trẻ và ở bên nhau cho đến lúc ông qua đời. Năm 1983, họ bắt đầu nghĩ tới chuyện kết hôn nhưng quyết định hoãn lại để tránh công khai thông tin cá nhân. Không có giấy tờ nào liên kết cặp đôi về mặt pháp lý hoặc tài chính.
Bởi vậy, toàn bộ lợi nhuận từ bộ ba Thiên niên kỷđã thuộc về gia đình của Larsson.
Trong khi đó, Eva sở hữu chiếc laptop của bạn trai - được cho là chứa cuốn 1 tiểu thuyết đang viết dở dang.
Cha và em trai của Larsson thừa kế 1 nửa căn hộ của Larsson. Họ đề nghị trao toàn quyền sở hữu nhà cho Eva để đổi lấy chiếc laptop. Cô từ chối, gọi lời đề nghị đó là tống tiền. Sau đó, gia đình Larsson gợi ý khoản dàn xếp 2,6 triệu USD nhưng Eva không phản hồi.