Chi bội tiền xây biệt thự quê hàng chục tỷ
Cách đây gần 4 năm,Ômtiềnvềquêsănđấthàngnghìnmđạigiabáncảdinhcơxếp hạng la liga tây ban nha theo trào lưu đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng ở khu vực ngoại thành, vợ chồng chị Hoàng Thủy (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) mua một mảnh đất rộng gần 5.000m2 ở Hoà Bình, xây 2 biệt thự nghỉ dưỡng để cho thuê và thỉnh thoảng cả gia đình về nghỉ ngơi dịp cuối tuần. Biệt thự có khuôn viên rộng, nhiều cây xanh, bể bơi, sân vườn… tốn của vợ chồng chị một khoản tiền lớn.
Thời gian đầu, do biệt thự nghỉ dưỡng mới đi vào hoạt động, chưa có tiếng nên lượng khách biết đến và thuê cũng chỉ nhỏ giọt. Vợ chồng chị vẫn lạc quan cho rằng khi làm truyền thông tốt hơn, biệt thự sẽ có đông khách, mang về lợi nhuận. Thế nhưng, viễn cảnh ấy đã không xảy ra.
Nhiều biệt thự nghỉ dưỡng, homestay vùng ven được rao bán với giá từ vài tỷ tới vài chục tỷ đồng |
Ban đầu gia đình chị còn hào hứng về chơi mỗi dịp cuối tuần nhưng sau cũng thưa dần. Lúc chưa có dịch Covid-19, lượng khách đã thưa thớt, khi dịch bệnh xuất hiện, 2 căn biệt thự hầu như bỏ không. Trong khi đó, mỗi tháng vợ chồng chị vẫn phải bỏ ra 10 triệu đồng thuê một người quản lý chung, chưa kể các chi phí thuê thợ làm vườn…
Bài toán sinh lời không thành công, giờ phải đối mặt với tình trạng chôn vốn, thiệt đơn thiệt kép, sau khi tính toán vợ chồng chị quyết định rao bán khu biệt thự nghỉ dưỡng này. Dù đã “gửi gắm” nhiều môi giới, nhưng sau nhiều tháng rao bán vẫn chưa có khách mua.
Không chỉ chị Thủy, nhiều nhà đầu tư biệt thự, nhà vườn nghỉ dưỡng khác cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Từng bỏ ra số tiền lớn để đầu tư các khu nghỉ dưỡng, homestay ở Lương Sơn (Hòa Bình), Sóc Sơn, Ba Vì (Hà Nội) nhưng giờ đây nhiều người đang “tháo chạy”.
Trên các website rao bán bất động sản, thời gian gần đây xuất hiện nhiều tin rao bán biệt thự nghỉ dưỡng, nhà vườn… Có những biệt thự nghỉ dưỡng được đầu tư với kinh phí lớn nên giá rao bán cũng cao ngất ngưởng, từ vài tỷ tới vài chục tỷ.
Một biệt thự nghỉ dưỡng tại Sóc Sơn, diện tích hơn 2.500m2 đang được chào bán với giá 17 tỷ với các thông tin như: Cách hồ Đồng Đò 500m, cách cầu Nhật Tân 35km, xung quanh có nhiều biệt thự, nhà vườn. Hiện đã xây dựng 3 khu nhà khép kín và khu vực bếp ngoài trời để phục vụ làm homestay nghỉ dưỡng, nhiều cây cảnh đẹp, bể bơi. Sổ đỏ đầy đủ, sẵn sàng giao dịch.
Một homestay ở xã Vân Hòa, Ba Vì diện tích 2.100m2 thì được rao bán với giá 10 tỷ. Theo thông tin quảng cáo, homestay đã được xây dựng gần 3 năm, chủ giữ gìn nên sạch sẽ, như mới, do gia đình cần tiền nên phải bán…
Thậm chí, có những khu nghỉ dưỡng được rao bán với giá hàng trăm tỷ đồng. Như một khuôn viên nghỉ dưỡng thuộc Lương Sơn, Hòa Bình với diện tích 7.200m2, trong đó có 2.500m2 đất thổ cư lâu dài, đang được rao bán với giá 150 tỷ đồng. Kèm theo đó là lời giới thiệu: Khuôn viên bao gồm khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi, sân vườn, cảnh quan; bám mặt hồ gần 300m, có suối, thác, bể bơi; gần nhiều dự án nghỉ dưỡng lớn; giao thông thuận tiện, bám đường nhựa liên xã…
Mỏi mắt chờ khách
Anh Thắng, một môi giới chuyên phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng ở ngoại thành và ven Hà Nội cho biết, nhiều khu nghỉ dưỡng rao bán do chủ nhà không còn nhu cầu sử dụng hay kinh doanh nữa.
Trước đây, chạy theo trào lưu có rất nhiều người có ý thích nhất thời mua đất xây biệt thự, làm nhà vườn nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, sau một thời gian đã xuất hiện hàng loạt bất cập việc kinh doanh cũng không thuận lợi. Cùng với đó là ảnh hưởng của dịch Covid-19 không có khách nên không ít người “tháo chạy”. Tuy nhiên để tìm được khách mua cũng không phải chuyện dễ.
Đang ngán ngẩm vì rao bán căn homestay ở Quốc Oai, Hà Nội suốt vài tháng mà vẫn chưa bán được, anh Trường Sơn cho biết, mơ mộng một cuộc sống “về quê nuôi cá và trồng thêm rau” nhưng vẫn có thu nhập rủng rỉnh, anh nghỉ việc, bàn với vợ bán nhà ở nội thành rồi ra ngoại thành xây dựng homestay vừa để ở, vừa để cho thuê.
Cuộc sống gần gũi thiên nhiên, không khói bụi ồn ào đúng là cũng thú vị, thế nhưng bất tiện là vợ anh vẫn làm việc ở nội thành, mỗi ngày cả đi cả về là 80km, trung bình mất khoảng 2 tiếng di chuyển vừa mệt mỏi vừa tốn thời gian. Homestay cũng không sinh lời như anh mong muốn bởi dịch bệnh, lượng khách thuê ít ỏi. Dù cũng tiếc nuối vì homestay là biết bao tâm sức và tiền của của hai vợ chồng, nhưng cuối cùng, cả hai vẫn quyết định rao bán.
Ông Phạm Đức Toản, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ Việt Nam cho biết phong trào đầu tư “ngôi nhà thứ hai” xây dựng các khu nghỉ dưỡng, trang trại, homestay… tại các vùng ven như Sóc Sơn, Ba Vì (Hà Nội); Lương Sơn, Kỳ Sơn (Hoà Bình); Vĩnh Phúc…đã khá hot từ giai đoạn sốt đất 2009 – 2010 nhưng nhiều người đầu tư theo phong trào và mang tính tự phát. Sau thời gian đi vào hoạt động đã phát sinh nhiều vấn đề khiến nhiều người mệt mỏi bán tháo.
“Nhiều người đã đổ vào đó số tiền rất lớn để đầu tư với quy mô hoành tráng từ đất ở xây biệt thự, nhà vườn, bể bơi, sân chơi…Nhưng việc đầu tư tự phát, theo phong trào nên ban đầu thì hào hứng nhưng sau không ít người lúng túng trong quản lý, vận hành, tìm khách thuê…nên họ quyết định bán” – ông Toản nói.
Tuy nhiên ông Toản đánh giá, việc mua bán những khu đất này hiện nay cũng không phải dễ dàng nhất là với những khu đất lớn.
“Ở Lương Sơn (Hoà Bình) có những biệt thự rao bán tới mấy triệu USD với diện tích lên đến 5-6.000m2. Thực tế những khu đất rộng, có giá giao dịch lớn từ vài tỷ đến cả chục tỷ như vậy sẽ khó tìm khách mua nhưng với những khu đất có diện tích khoảng 1-2.000m2 rơi vào 1-2 tỷ đồng thì vẫn có nhiều khách hàng có nhu cầu” – ông Toản nhận định.
Cũng theo vị Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản EZ Việt Nam, việc đầu tư vận hành “ngôi nhà thứ hai” theo mô hình biệt thự, trang trại, homestay khách hàng cần nghiên cứu và có kế hoạch rõ ràng tránh đầu tư theo phong trào, tự phát. Có thể việc sử dụng của gia đình ít trong khi chi phí đầu tư, duy trì lớn hay việc kinh doanh, cho thuê không chuyên nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh nhiều người mệt mỏi, bán tháo chính “đứa con tinh thần” mình từng tâm huyết.
Hà An
Ông Hoàng Văn Thống, Chủ tịch UBND xã Nhuận Trạch (Lương Sơn - Hoà Bình) cho biết, giá đất quanh khu vực hồ Đồng Chanh cao gấp 2-3 lần năm ngoái nhưng thực tế không có chuyển nhượng, giao dịch gần như không có, giá cao do môi giới.