Khi trẻ bị khô,étuổibịchảymáumũidothóiquentựýdùngthuốcxịtmũkeocopa ngạt hay chảy nước mũi, phụ huynh thường xử lý bằng cách nhỏ các loại dung dịch (xịt kháng khuẩn, các loại thuốc thuốc, thậm chí gồm cả thành phần kháng sinh, corticoid...).
Các chuyên gia cảnh báo, việc tự ý dùng các loại thuốc xịt mũi không có chỉ dẫn của bác sĩ vô cùng nguy hiểm, thậm chí gây ra biến chứng nặng nề.
BS Trần Văn Đồng - Khoa Nội Nhi, Bệnh Viện Sản Nhi Vĩnh Phúc, thông tin về trường hợp bé hơn 5 tuổi phải thăm khám vì chảy máu mũi. Theo đó, đợt này, trẻ sổ mũi nhiều vì vậy bà mua 1 lọ thuốc nhỏ mũi để nhỏ cho cháu. Ban đầu thấy đỡ, sau đó trẻ lại nghẹt mũi nhiều, bà lại ra hiệu thuốc khác mua lọ xịt "nhạy hơn".
“Xịt liền 2 tuần 2 lọ, trẻ vẫn nghẹt mũi nhiều. Sau đó, thấy con chảy máu mũi nên gia đình đưa trẻ đi khám”, BS Đồng thông tin. Theo bác sĩ, 2 lọ thuốc được gia đình dùng cho trẻ này cùng thành phần là thuốc co mạch máu nên làm giảm sự xung huyết (gây nề mũi khi bị viêm), rất nhanh, nhạy.
Tuy nhiên nếu lạm dụng kéo dài có thể gây phải ứng ngược, càng nghẹt mũi hơn. Càng nghẹt, người nhà càng xịt nhiều khiến co mạch gây giảm tưới máu, không tốt cho mũi và làm tổn thương mũi, dẫn tới chảy máu.
Bác sĩ Đồng cho biết, việc xử lý chảy máu cho bệnh nhi không quá phức tạp, điều đáng cảnh báo là việc tùy tiện dùng thuốc xịt, nhỏ mũi của các phụ huynh với trẻ.
Trước đó, Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) cũng tiếp nhận trường hợp trẻ bị suy tuyến thượng thận do dùng thuốc xịt mũi chứa thành phần corticoid liên tục trong 1 năm.
Bệnh nhi là bé Ngô T.H. (10 tuổi, quê Bắc Giang) bị viêm mũi, ngạt mũi, dùng thuốc xịt tai mũi họng lâu ngày không đỡ.
Đến khám trong tình trạng có gương mặt cushing (tròn, đỏ, sưng húp), chân tay rậm long, trẻ được các bác sĩ chẩn đoán bị suy tuyến thượng thận do dùng thuốc có corticoid, viêm mũi xoang cấp.
BS CKI Nguyễn Thị Sơn - Phó trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bãi Cháy - cho biết sử dụng thuốc có thành phần corticoid dài ngày không theo hướng dẫn của bác sĩ là một trong những nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận đối với bệnh nhi.
Do tác dụng phổ biến, nhiều người có thể dễ dàng mua thuốc này ngoài hiệu thuốc để sử dụng. Tuy nhiên, việc cha mẹ tự ý sử dụng các thuốc có corticoid không theo hướng dẫn của bác sĩ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe và tính mạng của trẻ nhỏ.
Vì vậy, để tránh tình trạng lạm dụng corticoid, bác sĩ khuyến cáo:
- Phụ huynh cần hiểu về thành phần, công dụng, hướng dẫn sử dụng để biết thuốc có chứa thành phần corticoid hay không. Có nhiều tên thuốc khác nhau chứa corticoid như: Medron, Menison, Hydrocortison, Kacor, Prednisolone, Prednisone, Methylprednisolone, Betamethasone, Dexamethasone,… Có thể dựa vào kí hiệu tên thuốccó đuôi "sone" ("son") hoặc "olone" ("olon") để nhận biết nhóm thuốc có chứa corticoid.
- Khi trẻ mắc các bệnh lý như dị ứng, xương khớp, tai mũi họng… cần đến khám tại bệnh viện để được bác sĩ tư vấn, kê đơn. Nếu phải dùng corticoid để điều trị bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong liệu trình sử dụng thuốc, tránh lạm dụng thuốc.
Ngại tái khám, dùng lại đơn thuốc cũ, nữ bệnh nhân trẻ phải lọc máu cấp cứuCó tiền sử bệnh lupus ban đỏ hệ thống nhưng không tái khám theo hẹn, nữ bệnh nhân dùng lại đơn thuốc cũ và phải nhập viện trong tình trạng tăng huyết áp, thiếu máu nặng kèm theo dấu hiệu của tổn thương thận.