- Cháu N. nhập viện trong tình trạng tím tái khó thở,áchxửlýkhitrẻbịhócdịvậkết quả giải vô địch indonesia kết quả chụp X quang cho thấy toàn bộ vùng phổi bên phải đã bị xẹp. BS của BV Nhi Trung Ương đã tiến hành nội soi và gắp ra ngoài nhiều mảnh hạt lạc trong phế quản của bệnh nhân.
Kẹo, hạt dưa, hạt dẻ cười, hạt hướng dương... là những loại hạt được nhiều gia đình sắm Tết, nhưng cũng là thủ phạm khiến trẻ bị sặc, nghẹn với tỷ lệ nhập viện cao.
Để có những ngày Tết an toàn, các bậc phụ huynh cần lưu ý chăm sóc, bảo vệ trẻ cẩn thận, chú ý khi trẻ ngậm các loại kẹo, ăn các loại hạt này, tránh nguy cơ trẻ bị dị vật đường thở.
Trao đổi với PV VietNamNet, BS. Ngô Anh Vinh - Khoa cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung Ương, cho biết, Khoa mới tiến hành cấp cứu gắp dị vật cho một bệnh nhi bị xẹp phổi vì ăn lạc.
Theo BS Vinh, bệnh nhi được cấp cứu là cháu T.T.M.N (2 tuổi, quê ở Hoài Đức, Hà Nội).
Ông Vinh nói: “Theo chia sẻ của gia đình cháu N, buổi trưa ông nội đi uống bia với lạc và đưa về cho cháu 1 gói lạc. Buổi chiều sau khi ăn lạc, cháu N ho liên tục và có biểu hiện mệt. Tuy nhiên, gia đình không nghĩ là có vấn đề nguy hiểm đối với cháu.
Buổi tối bố mẹ thấy cháu khò khè, khó thở, bỏ ăn và mệt nên đưa cháu đến bệnh viện khu vực. Tại đây các BS thấy cháu có biểu hiện suy hô hấp, tím tái nên đã cho cháu thở oxy.
Sau đó cháu được chụp XQ phổi và kết quả chụp phim cho thấy vùng phổi bên phải bị xẹp toàn bộ. Vì thế, các BS ở đây đã chuyển cháu lên BV Nhi Trung ương”.
BS Ngô Anh Vinh trong một ca khám bệnh tại khoa Cấp cứu chống độc |
Tại khoa Cấp cứu chống độc - BV Nhi Trung Ương, cháu N vẫn tiếp tục khó thở tím tái
Sau khi khám đồng thời hỏi gia đình cháu về quá trình diễn biến bệnh, các BS đã nghi ngờ cháu bị dị vật đường thở. Sau khi hội chẩn các BS đã tiến hành nội soi cấp cứu và gắp ra được nhiều mảnh hạt lạc ở phế quản.
BS Ngô Anh Vinh cho biết: “Sau khi gắp được dị vật, tình trạng hô hấp của cháu N đã cải thiện rõ rệt. Cháu đỡ khó thở, không tím tái và không phải thở oxy. Tuy nhiên, để hồi phục hoàn toàn, cháu bé đã phải nằm viện điều trị 1 tuần”.
Từ trường hợp của cháu N, BS Vinh cho biết, dị vật đường thở là một tai nạn sinh hoạt khá thường gặp ở trẻ em và rất nguy hiểm. Dị vật có thể gây tắc nghẽn đường thở gây ngạt thở và có thể tử vong rất nhanh thậm chí không kịp đưa đến bệnh viện.
Nếu thấy trẻ ho, sặc sụa, tím tái sau khi ăn hoặc chơi phụ huynh phải chú ý tới trẻ bị dị vật đường thở.
Bs Vinh khuyến cáo:
- Khi trẻ mắc dị vật đường thở, nếu trẻ vẫn khóc to, ho được, hồng hào, tỉnh táo thì khuyến khích trẻ ho để tống dị vật ra ngoài. Nếu dị vật không được tống ra ngoài, người nhà phải đưa trẻ đến bệnh viện.
- Nếu trẻ ho và khóc yếu, tím tái, khó thở thì ngay lập tức gọi người hỗ trợ và tiến hành làm thủ thuật cấp cứu để tống dị vật ra ngoài.
Thủ thuật vỗ lưng: Bố mẹ đặt trẻ nằm sấp, đầu thấp trên cánh tay người làm thủ thuật, bàn tay giữ cằm để đầu của trẻ ngửa. Dùng gót bàn tay kia vỗ 5 cái thật mạnh vào lưng trẻ ở khoảng giữa hai bả vai.
Nếu dị vật vẫn không bật ra ngoài được thì người sơ cứu tiếp tục làm thủ thuật ấn ngực.
Ảnh: BS cung cấp |
Thủ thuật ấn ngực: Lật ngửa trẻ để trẻ đầu thấp và nằm trên đùi người làm thủ thuật, người sơ cứu dùng hai ngón tay ấn mạnh ở vùng 1/2 dưới xương ức 5 cái cho đến khi di vật được đẩy ra ngoài”.
BS Vinh cũng cho biết, khi trẻ bị dị vật đường thở, người lớn tránh móc dị vật nếu không nhìn thấy rõ vì có thể làm dị vật xâm nhập sâu hơn vào đường thở, khiến trẻ suy hô hấp nặng hơn.
Để phòng tránh trẻ bị dị vật đường thở, các bố mẹ cần phải chú ý:
- Tránh ép trẻ ăn khi trẻ đang khóc, đùa nghịch trong khi ăn.
- Người lớn tránh cho trẻ nhỏ ăn các các hạt cứng như lạc, đậu, hướng dương...; cẩn thận khi cho trẻ ăn các loại hoa quả có hạt cứng như táo, dưa hấu...; tránh cho trẻ tiếp xúc với các đồ vật có kích thước nhỏ như viên bi, pin...
Sơ cứu đúng cách là bước tối quan trọng giúp trẻ tránh được nguy hiểm đến tính mạng khi gặp phải tai nạn hay khi bị thương.