Tại Hội thảo “Triển vọng hợp tác Indonesia – Việt Nam về công nghiệp ôtô và phụ tùng ôtô,ÔtôIndonesiatựtintăngxuấtkhẩuồạtvàoViệkeonhacai giai ma xe máy” vừa diễn ra sáng 28/6 tại Hà Nội, Đại sứ Indonesia tại Việt Nam, ông Ibnu Hadi nhận định,Việt Nam là thị trường lớn có tiềm năng về phát triển ngành công nghiệp ô tô, phụ tùng ô tô và xe máy.
"Năm vừa qua, chúng tôi đã xuất khẩu ô tô sang Việt Nam đạt giá trị kim ngạch hơn 200 triệu USD. Đến nay, Indonesia tự tin hy vọng sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu ô tô sang Việt Nam đạt 600 triệu USD trong năm 2019 này", đại sứ Ibnu Hadi cho biết.
Theo đại sứ, hiện nay Indonesia và Thái Lan là hai quốc gia có nền công nghiệp ô tô- xe máy lớn hàng đầu khu vực ASEAN. Trong đó, Indonesia đang là nơi sản xuất lớn nhất về linh kiện, phụ tùng ô tô... và có nhiều tiềm năng trở thành quốc gia chuyên sản xuất linh kiện các sản phẩm xe thể thao, xe địa hình, xe tải nhẹ và dòng sedan.
Chiến lược của quốc gia này là vẫn tiếp tục xuất khẩu xe lắp ráp trong nước với 100% linh kiện nội địa. Và đến nay, Indonesia cũng đã xuất khẩu ô tô nguyên chiếc đến 80 quốc gia trên thế giới.
![]() |
Hội thảo triển vọng hợp tác Việt Nam - Indonesia về ngành công nghiệp ô tô, phụ tùng ô tô và xe máy diễn ra sáng 28/6 tại Hà Nội. |
Chia sẻ tại hội thảo này, Đại sứ Ibnu Hadi nhìn nhận, trong bối cảnh ngành công nghiệp ô tô, phụ tùng ô tô và xe máy đang có nhiều triển vọng Asean, nếu Việt Nam và Indonesia hợp tác chặt chẽ thì trong tương lai không xa, sẽ có thể xuất khẩu ô tô ra toàn cầu trên tinh thần Win-Win.
Trên thực tế, Việt Nam đang là thị trường khá màu mỡ cho Indonesia xuất khẩu ô tô nguyên chiếc.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu từ Indonesia tới 17.146 xe, tổng kim ngạch 269 triệu USD.
Trong 5 tháng đầu năm 2019, lượng xe Indonesia đổ về Việt Nam tăng rất mạnh, tăng tới 90%. Riêng tháng 5, lượng xe xứ vạn đảo đã nhập về Việt Nam hơn 6.755 tăng mạnh tới 84% so với tháng trước.
Được biết, số xe nhập từ Indonesia, có đến 99,99% là xe con dưới 9 chỗ ngồi, với lượng nhập tăng hơn 84% so với tháng trước, chiếm gần như tuyệt đối về tỷ lệ xe con nhập vào Việt Nam.
![]() |
Lượng xe nhập khẩu đổ về Việt Nam tăng rất mạnh |
Giá xe Indonesia nhập vào Việt Nam được khai báo rất rẻ, chỉ ước đạt 292 triệu đồng/chiếc, thấp nhất trong nhóm xe nhập vào Việt Nam.
Một trong những lý do chính khiến ô tô nhập khẩu từ Thái Lan và Indonesia vào Việt Nam ngày càng lớn là bởi tác động của việc thuế suất thuế nhập khẩu giảm về 0% kể từ 1/1/2018 theo Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN (ATIGA).
Hiện nay, các loại ô tô nhập từ Indonesia đang tập trung vào các mẫu xe giá rẻ như Toyota Wigo, Avanza, Rush hay Mitsubishi Xpander..., cạnh tranh quyết liệt với những dòng xe lắp ráp trong nước.
Theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Indonesia (Gaikindo), tính trong 4 tháng đầu năm 2019, Mitsubishi Xpander đang dẫn đầu lượng ô tô xuất khẩu ra ngoài từ Indonesia, đạt 17.640 xe. Các vị trí tiếp theo lần lượt thuộc về Toyota Fortuner (đạt 14.478 xe), Toyota Rush (đạt 12.069 xe), Toyota Wigo/Agya (đạt 10.179 xe), Toyota Avanza (đạt 8.109 xe), Suzuki Ertiga (đạt 7.353 xe).
Một chuyên gia về ngành công nghiệp chia sẻ bên lề hội thảo cho biết, trong quan hệ hợp tác với Indonesia ở lĩnh vực ô tô, hiện vẫn chưa thấy Việt Nam được lợi ích gì lớn khi mà xe nguyên chiếc từ nước này đang tràn ngập vào Việt Nam. Ngành linh kiện phụ tùng ô tô tại Việt Nam chưa phát triển nên các doanh nghiệp Indonesia có mặt tại hội thảo cũng chưa mặn mà đặt vấn đề nhập khẩu sản mặt hàng này để sản xuất ô tô tại nước sở tại.
Nếu như thị trường xe Việt từ trước đến nay đã quen với logic các hãng xe giảm giá ô tô kích cầu theo mùa vụ thì giờ đây, không ít mẫu xe "đi ngược lại", giảm giá sâu trước khi mở bán, mua càng sớm, giá càng rẻ.
Coca Cola và Pepsi Cola là một ví dụ kinh điển về cạnh tranh. Cũng như vậy, các hãng hàng không American Airlines và Delta Airlines cũng là những đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn đã có Coca Cola (Coke) thì bạn sẽ đánh giá Pepsi thấp hơn rất nhiều khi bạn cần giải quyết cơn khát; Coke không làm tăng thêm sức sống cho Pepsi. Giống như vậy, nếu bạn đã có vé máy bay của hãng Delta thì hãng American sẽ không còn nhiều ý nghĩa với bạn nữa.
Cách tiếp cận truyền thống xác định đối thủ cạnh tranh chính là các công ty khác trong ngành của bạn, những công ty làm ra các sản phẩm tương tự như sản phẩm của bạn về cả phương diện sản xuất lẫn kỹ thuật. Khi người ta càng ngày càng nghĩ nhiều hơn theo hướng tìm cách giải quyết các vấn đề của khách hàng, triển vọng của ngành cũng sẽ ngày càng trở nên ít liên quan hơn ở đây.
Khách hàng chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng, chứ không quan tâm đến việc công ty cung cấp cho họ các sản phẩm mà họ muốn là thuộc ngành này hay ngành khác.
Một cách đúng đắn để xác định đối thủ cạnh tranh là một lần nữa, hãy đặt mình vào địa vị khách hàng để tìm hiểu. Định nghĩa của chúng tôi có thể dẫn việc đặt câu hỏi: Khách hàng có thể mua những gì mà sẽ làm giảm giá trị sản phẩm của tôi đối với họ?
Khách hàng còn có những cách nào khác để thỏa mãn các nhu cầu của mình? Các câu hỏi đó sẽ dẫn đến một danh sách đối thủ cạnh tranh rất dài và đa dạng. Chẳng hạn, Intel và American Airlines suy cho cùng cũng có thể trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau khi dịch vụ hội đàm qua video được phát triển mạnh và dần thay thế cho các chuyến bay công tác.
Khi Microsoft và Citibank đều cố gắng giải quyết vấn đề về các giao dịch trong tương lai là tiền điện tử, thẻ thông minh, chuyển khoản trực tuyến hay một thử gì khác tương tự, họ có thể trở thành đối thủ cạnh tranh. Điều này sẽ xảy ra ngay cả khi họ đến từ các ngành khác nhau theo cách xác định truyền thống là ngành phần mềm và ngân hàng.
Các công ty điện thoại và truyền hình cáp cùng làm việc để giải quyết một vấn đề là khách hàng sẽ liên lạc với nhau và tiếp cận các thông tin như thế nào trong tương lai. Một lần nữa, các ngành là khác nhau, viễn thông và truyền hình cáp, nhưng thị trường thì ngày càng có xu hướng trở thành một thị trường chung.
Ngày nay, các ngân hàng ở châu Âu cũng bán các dịch vụ bảo hiểm, còn các công ty bảo hiểm ở châu Âu thì bán xe hơi được khấu trừ thuế. Đó không còn là ngành ngân hàng hay bảo hiểm riêng lẻ nữa, nó đã trở thành một thị trường chung cho các dịch vụ tài chính.
Cho đến nay chúng ta mới chỉ đặt mình vào vị trí của khách hàng để xác định xem ai là người bổ trợ và ai cạnh tranh với bạn trong việc thu hút khách hàng. Nhưng đó mới chỉ là một nửa của cuộc chơi.