Mới đây,ụhuynhtốbịépkhôngchoconthilớpcônglậptrườngnóigìdự đoán trận mu tối nay một số phụ huynh có con em học lực yếu, kém đang học lớp 9 của Trường THCS Thanh Trì (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết trong buổi họp diễn ra vào giữa tháng 6, giáo viên chủ nhiệm đã yêu cầu họ phải viết đơn tự nguyện xin cho con không thi vào trường THPT công lập trên địa bàn.
Điều này khiến nhiều người bức xúc, bởi cho rằng “có những em vẫn đang rất nỗ lực, quyết tâm thi đỗ vào trường công nhưng giáo viên lại cho rằng với sức học ấy, để thi đỗ là điều rất khó”.
“Chuyện trượt hay đỗ cũng đều là sự lựa chọn, và các con phải chịu trách nhiệm với quyết định ấy. Nhưng cách làm của trường dường như đang tước đi quyền lợi của học sinh, và khiến các con cảm thấy mình sớm bị loại khỏi cuộc đua chung”, một phụ huynh bày tỏ.
“Có những em vẫn đang nỗ lực hết sức, quyết tâm thi đỗ vào trường công nhưng giáo viên lại cho rằng với sức học ấy, để thi đỗ là điều rất khó”.
Thậm chí, theo phụ huynh này kể, có bố mẹ còn rưng rưng nước mắt xin cô giáo cho con được đi thi, “dù trượt gia đình cũng chấp nhận”. Tuy nhiên, lại nhận được câu trả lời rằng: “Bây giờ nhà trường sẽ cho điểm học bạ đúng theo năng lực, đến lúc đó các con cũng không thể đi thi vì học bạ rất xấu”.
“Nghe vậy, phụ huynh nào cũng sợ, nhiều người đành thỏa thuận với nhà trường cho xong", một phụ huynh cho biết.
Trường nói "không"
Trao đổi với VietNamNet, bà Tạ Thị Tuyết, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Thanh Trì, khẳng định không có chuyện nhà trường ngăn cản học sinh yếu kém thi vào cấp 3 công lập.
Theo bà Tuyết, nhà trường có chủ trương phân luồng, định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo chỉ đạo từ Bộ GD-ĐT. Căn cứ vào học lực của từng em, giáo viên sẽ phối hợp với phụ huynh để tư vấn, giúp học sinh định hướng nghề nghiệp.
“Hàng năm, nhà trường vẫn mời các trường trung cấp nghề đến để trao đổi với học sinh, giúp các con xác định được hướng đi phù hợp với năng lực. Nhà trường chỉ cung cấp thông tin, còn người quyết định vẫn là phụ huynh và học sinh chứ không hề ngăn cản hay ép buộc”.
Bà Tuyết cũng nhấn mạnh không có chuyện chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm khối lớp 9 vận động phụ huynh ký cam kết.
“Có thể trong công tác phân luồng, thầy cô truyền tải không toát lên được quan điểm chung khiến phụ huynh hiểu sai theo ý ép buộc. Nhà trường hiện có 222 học sinh lớp 9, và chúng tôi cam kết không bắt ép bất cứ học sinh nào để nâng thành tích của nhà trường”, bà Tuyết nói.
Thúy Nga
"Thầy cô và gia đình tin rằng em sinh ra để làm nhiều điều lớn lao hơn. Điểm số một bài thi HSG không nói lên được tất cả...".