Nhiều dòng máy laptop “cháy hàng”
Thị trường laptop tại Việt Nam đang có những chuyển động mạnh mẽ,ềudòngmáylaptopcháyhàketqua 1.net đây đang là thời điểm bước vào mùa mua sắm. Theo các đại lý phân phối, nhiều dòng máy đã rơi vào tình trạng khan hiếm, thậm chí cháy hàng.
Cháy hàng
Nhiều doanh nghiệp cho biết, một số dòng máy do họ phân phối hiện đang khan hiếm, thậm chí cháy hàng. Phần lớn đây là các dòng máy của các tập đoàn đa quốc gia. Đặc điểm của các dòng máy cạn hàng là đều có kiểu dáng thời trang, gọn mỏng, cấu hình mạnh, áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất hiện nay như công nghệ bộ vi xử lý của Intel, công nghệ kiểm soát định dạng vân tay, công nghệ tích hợp sức mạnh đồ họa, công nghệ về năng lượng, các công nghệ ứng dụng phần mềm của Windows Vista... và có giá bán phù hợp.
Bộ phận bán hàng của Trung tâm Thiết bị số (TPHCM) cho biết, hàng “cháy” ở trung tâm này là một số sản phẩm cao cấp như các dòng laptop 11 inch của Sony. Dòng sản phẩm này được các CEO, Tổng Giám đốc... chọn để “thể hiện đẳng cấp” vì cấu hình mạnh, máy đẹp, nhẹ nhưng giá lại “nặng”.
Ông Ngô Lâm Trí, phụ trách bán hàng của nhà phân phối Bách Phương cho biết: “Trường hợp Bách Phương cháy hàng là model Sony Vaio VGN-C190P/H có cấu hình Core 2 Duo T7200 (2.0Ghz 4MB L2 Cache 667 FSB), RAM 1024MB, HDD 120GB, DVDRW+DL, 13,3”, Windows XP Professional, giá xấp xỉ 1500 USD và một số model có cấu hình và mức giá hấp dẫn của Dell, những model có cấu hình mạnh, giá lại khá hợp lý, được dân có nghề rất ưa chuộng”.
Theo ông Trí, nguyên nhân là do nhà sản xuất thay đổi phạm vi định vị thị trường. “Nếu theo dõi chúng ta sẽ thấy các dòng sản phẩm cùng họ VGN-190 serries của Sony ra đời sau đó thay đổi chút ít nhưng giá lại khá cao. Mặt khác, do đặc thù của ngành công nghệ thông tin là thay đổi liên tục cho nên đến một thời điểm nhất định nhà sản xuất đã dừng sản xuất cấu hình đó và cho ra đời các cấu hình mới”, anh Trí nói.
Cùng quan điểm này, ông Nguyễn Mạnh Lân - Giám Đốc điều hành Đăng Khoa IT Plaza cho rằng các dòng sản phẩm cao cấp đều có mức giá giảm đều theo lộ trình: trung bình khoảng từ 5-10%/quý. Thực ra các hãng cũng có nhiều cách giảm giá sản phẩm: nâng tốc độ bộ vi xử lý, tăng dung lượng bộ nhớ RAM, tăng dung lượng ổ đĩa cứng... cho các dòng sản phẩm ra đời sau mà giá không đổi. Các dòng sản phẩm có giá thấp (dưới 700$) thông thường không được giảm giá (vì có bao nhiêu sức mạnh về công nghệ, khả năng trợ giá... nhà sản xuất đã dồn hết vào sản phẩm ngay từ khi ra mắt để gây tiếng vang và tạo sức bật cho cả dòng sản phẩm/thương hiệu) và có vòng đời rất ngắn, gây nên hiện tượng khan hiếm, cháy hàng.