Lên Fansipan mùa Vu Lan
Từ khoảng một tháng trước,ưngrưngmùaVuLantrênđỉkèo nhà cái góc gác dần lại công việc bộn bề, chị Nguyễn Kim Anh (Tây Hồ, Hà Nội) đã quyết định tìm kiếm địa điểm, lên kế hoạch tổ chức cho mẹ một lễ vu lan báo hiếu thật đặc biệt trên nóc nhà Đông Dương.
Lẩn mẩn xếp gọn lại tấm áo khoác mới mua vào balo, chị nhẹ nhàng đánh thức người mẹ đã gần 80 tuổi của mình dậy. Trong màn sương dày đặc, hai mẹ con bước vào cabin, ro ro hướng về phía đỉnh Fansipan chạy lại. Phóng tầm mắt nhìn xuống thung lũng Mường Hoa ẩn hiện phía dưới, chị Kim Anh chia sẻ với nhóm khách đi cùng: “Đáng ra mình nên đưa mẹ đặt chân tới nơi này sớm hơn!”
Sau chừng 20 phút “bay giữa mây mù”, hai người đã có mặt tại nóc nhà Đông Dương - điều mà trước đây, có nằm mơ, bà Thu - người mẹ già của chị cũng không dám nghĩ tới. Chinh phục đỉnh Fansipan vốn là giấc mơ thời trẻ của bà. Dẫu vậy, bà đã không thể hiện thực hóa giấc mơ ấy do đủ thứ vướng bận, chằng níu của cuộc sống, do đường đi khó không tưởng, và sau này là do điều kiện sức khỏe không cho phép. Sau những năm tháng mải miết mưu sinh, chăm lo gia đình, đến tận khi xế chiều, nhờ con gái, bà mới có cơ hội được đứng trên đỉnh trời Tổ quốc, được nhìn biển mây bềnh bồng dưới chân Đại tượng Phật khổng lồ.
Khoác thêm cho mẹ chiếc áo ấm đã chuẩn bị sẵn, chị Kim Anh dìu bà lão về phía sân mây trước Bích Vân Thiền Tự lúc này cũng đã lác đác người. Tiếng kinh Vu Lan vẳng lên trên những mái chùa, lẩn khuất vào từng không, lúc da diết, lúc gấp gáp lẫn vào với tiếng chuông ngân. Nhiều du khách ngẩn người, chìm đắm trong tích chuyện xưa về hành trình xuống Địa ngục cứu mẹ của Đại đức Mục Liên - một trong hai đệ tử của Phật Thích Ca.
“Theo kinh Vu Lan, sau khi tu thành chính quả, Đại đức Mục Liên nhớ về mẹ mình nên đã dùng huệ nhãn tìm kiếm. Đại đức thấy mẹ phải sanh làm quỷ đói nơi địa ngục, bị đói khát và hành hạ khổ sở, thân hình tiều tụy.
Mục Liên quay về tìm Đức Phật, xin được chỉ dạy cách cứu mẹ. Phật dạy rằng: Vì nghiệp chướng từ nhiều kiếp mà mẹ ông phải đầu thai làm loài quỷ đói. Mục Liên không đủ sức cứu mẹ, phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo cùng cầu xin cứu rỗi. Phật dạy Mục Liên phải thành kính đi rước chư tăng khắp mười phương về. Nhờ công đức cầu nguyện của các vị này mà vong linh mẹ Mục Liên mới thoát khỏi khổ đạo. Làm theo lời Phật, mẹ của Mục Liên đã được giải thoát.”
Lặng nghe tiếng kinh truyền, nhiều người rưng rưng nước mắt. Câu chuyện xa xưa vọng về trong một khoảnh khắc khiến tất cả bồi hồi, cảm động trước nỗi vất vả của mẹ cha trong suốt hành trình nuôi con khôn lớn.
Những bông hồng hiếu nghĩa trên cổng trời
Trong mùa Vu Lan năm nay, không chỉ có mẹ con chị Kim Anh, nhiều du khách đến từ khắp nơi cũng lựa chọn việc đưa đấng sinh thành lên với Fansipan, tạm xa những ồn ào, náo nhiệt của phố xá, gác lại những lo toan, gấp gáp của nhịp sống hiện đại để cùng lắng lại, suy ngẫm về đạo hiếu.
Tọa lạc trên độ cao hơn 3.000 mét so với mực nước biển, quần thể kiến trúc tâm linh thuần Việt trên nóc nhà Đông Dương trở thành điểm đến không thể bỏ qua cho tất cả du khách và Phật tử, đặc biệt trong mùa Báo hiếu. Chạm chân tới đỉnh thiêng, hơi thở lẫn loãng cùng sương gió, lắng tai nghe tiếng chuông chùa ngân vang, văng vẳng tiếng kinh cầu an, trong phút chốc, du khách như được gột bỏ mọi âu lo, muộn phiền.
Trong mùa Vu Lan năm nay, một lễ cầu an quy mô lớn kéo dài hơn một giờ đồng hồ được tổ chức trong lòng Đại tượng Phật A Di Đà, pho tượng bằng đồng lớn nhất Việt Nam. Lễ cầu an có sự tham dự của hơn 200 đạo tràng, tăng ni phật tử với ước vọng quốc thái, dân an và đặc biệt là ngợi ca công đức sinh thành, dưỡng dục của những người làm cha, làm mẹ.
Đặc biệt, tại Bảo An Thiền tự, những bông hồng hiếu nghĩa cũng đã được chuẩn bị sẵn sàng. Hồng đỏ thắm cho người con may mắn còn mẹ cha, để nguyện cầu những điều bình an, hạnh phúc đến với đấng sinh thành. Hồng trắng thuần khiết, tinh khôi mong manh được cài trên ngực áo những người không còn may mắn ở bên phụng dưỡng cha mẹ, nhắc nhớ những tháng ngày êm đềm đã qua, để thêm biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục, cầu chúc người an yên ở một miền xa.
Người có hoa hồng đỏ sẽ tự hào vô cùng vì trên đời này còn có Mẹ - Cha. Ai mang hoa trắng sẽ thấy như một sự nhắc nhở, rằng mình đã lỡ mất những gì quý giá nhất, từ đó mà hành động sao cho phải với lương tâm.
Lặng lẽ cúi nhìn bông hoa đỏ thắm đã được cài lên ngực áo mình, chị Kim Anh bất giác thấy rưng rưng. Bên cạnh chị, bà cụ Thu tóc trắng phơ cũng đã mang thêm một bông hoa trắng bên mình… Trong phút chốc, sân mây vi vút gió trên cổng trời như chỉ còn lại hai thứ màu duy nhất của loài hoa hồng “báo hiếu” thiêng liêng….
Thu Phương, một nữ du khách đến từ Thái Bình chia sẻ: “Năm nay, cả gia đình 5 người chúng tôi quyết định đi du lịch cùng nhau lên Fansipan vào đúng dịp Vu Lan. Nhìn thấy các cụ vui như trẻ con khi lần đầu được đi cáp, được ngắm nhìn toàn Sa Pa từ độ cao hơn 3.000 m và trầm trồ trước những chùa chiền, đài tháp nơi đâu, tôi thực sự thấy việc đưa ông bà tới đây là đúng đắn. Các năm sau, nếu hai cụ vẫn còn đủ sức khỏe, chúng tôi sẽ lại tới Sa Pa thêm nhiều lần nữa.”
Năm nay, để tạo nên hoạt động ý nghĩa trong chuyến hành hương của du khách và Phật tử, khu du lịch Sun World Fansipan Legend tổ chức chương trình lễ Vu Lan báo hiếu vào ngày 14/8 (tức 14 tháng bảy âm Lịch) với nhiều hoạt động đặc trưng ngày lễ Vu Lan dành cho các Phật tử bốn phương. Đây không chỉ là dịp để người người an nhiên chiêm bái quần thể tâm linh, thưởng ngoạn đất trời Tây Bắc, rũ bỏ những lo toan, phiền muộn để lòng thanh tịnh giữa chốn bồng lai tiên cảnh, mà còn là dịp nhắc nhớ tới cội nguồn, vẹn tròn đạo hiếu. |
Doãn Phong