Ngày 6/11,ĐoànVinFastVFđiTâyTạngHànhtrìnhkmđãcólúcmuốnbỏcuộbong da hom đoàn gồm 4 xe VinFast VF 8 đã trở về Hà Nội, kết thúc hành trình chinh phục Tây Tạng sau 26 ngày rong ruổi. Chuyến đi nhận được sự quan tâm của đông đảo cộng đồng, bởi cuộc phiêu lưu này vốn đã khắc nghiệt với những chiếc xe sử dụng động cơ đốt trong, càng là thử thách với ô tô điện.
Trong buổi gặp gỡ và giao lưu sau ngày trở về, phóng viên báo Dân trí đã có dịp trò chuyện cùng các thành viên trong đoàn để lắng nghe những chia sẻ về hành trình ấn tượng này.
Sạc tại Trung Quốc không đơn giản
Trung Quốc là quốc gia đẩy mạnh phát triển xe điện với hệ thống trạm sạc rộng khắp, bao gồm cả Tây Tạng - khu vực có cao độ lớn nhất trên Trái Đất. Thế nhưng, việc sạc xe điện VinFast tại đất nước tỷ dân không đơn giản.
Cần lưu ý rằng trước khi khởi hành thì đoàn đã chuẩn bị một bộ chuyển (adapter) trị giá 35 triệu đồng để đổi cổng sạc từ CCS2 (chuẩn trên xe VinFast) sang loại GB/T (chuẩn phổ biến tại Trung Quốc).
Theo chia sẻ của anh Chu Hữu Thọ, trưởng đoàn, đồng thời là admin của Hội nhóm VF 8 miền Bắc, các trụ sạc điện tại Trung Quốc yêu cầu người dùng phải quét mã và thanh toán qua ứng dụng. Do đó trước khi xuất phát, đoàn có chuẩn bị tài khoản thanh toán Alipay, nhưng thực tế, trung bình chỉ có 2/10 trụ sạc nhận thanh toán qua ứng dụng này.
Tại Trung Quốc, có nhiều đơn vị phát triển hệ thống trạm sạc và đa phần chỉ nhận thanh toán qua WeChat - một ứng dụng thanh toán phổ biến tại đất nước tỷ dân. Trong đoàn có thành viên dùng tài khoản thanh toán này, nhưng vẫn không thể sạc, do các trụ sạc không chỉ yêu cầu có WeChat, mà còn cần liên kết với số điện thoại định danh của người Trung Quốc.
Do đó, trong 1 tuần đầu đặt chân sang nước bạn, đoàn VinFast VF 8 liên tục gặp khó khăn trong việc sạc điện, thường xuyên phải nhờ người Trung Quốc bản địa giúp đỡ trong việc sạc nên khá mất thời gian.
"Thậm chí đã có lúc mình muốn bỏ cuộc vì việc sạc điện rắc rối quá", một thành viên trong đoàn chia sẻ với phóng viên báo Dân trí.
Kể cả khi quét mã thanh toán thành công, đoàn cũng gặp bỡ ngỡ trong việc cắm sạc. Khác với các trụ V-Green tại Việt Nam khi người dùng chỉ cần cắm sạc là xe điện VinFast sẽ nhận, việc cắm sạc tại các trụ Trung Quốc khi sử dụng cổng sạc chuyển đổi cũng cần phải có "thủ thuật".
Anh Lê Trường Giang, thành viên trong đoàn và cũng là một trong những người từng "phượt" ba nước Đông Dương bằng xe điện VinFast chia sẻ rằng khi cắm sạc tại Trung Quốc, để nhận sạc thì trước lúc cắm sạc cửa xe phải mở.
Sau khi cắm phải đóng cửa, tắt máy và khóa xe. Khi đó, rơ-le trong xe sẽ "tách" một tiếng, báo hiệu nhận điện và bắt đầu sạc.
VinFast VF 8 vận hành ra sao dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt?
Sau khi làm quen với việc sạc, đoàn VinFast VF 8 tiến về vùng đất Tây Tạng, đi qua nhiều địa điểm nổi tiếng như Trại căn cứ Everest, cung đường 318 và thành phố Lhasa - thủ phủ của Tây Tạng.
Trên đường đi, đoàn đã gặp nhiều khó khăn như đường xấu khiến lốp rách, nhiệt độ vùng cao có thời điểm xuống -15 độ C, độ ẩm xuống thấp tới mức 21% khiến nhiều thành viên gặp "hội chứng cao nguyên" (choáng váng, đau đầu, khó thở). Có thời điểm, các thành viên trong đoàn VF 8 đã phải sử dụng bình thở oxy, nhưng trường hợp này đã được tính toán trước.
Còn về VinFast VF 8, toàn bộ 4 xe đều thuộc phiên bản pin SDI cũ, vốn có khả năng chống chọi thời tiết kém hơn bản pin CATL mà VinFast tung ra sau này. Tuy nhiên, 4 chiếc xe vẫn hoạt động bền bỉ, không gây trở ngại đến tiến độ của hành trình.
Anh Trung, một thành viên trong đoàn, chia sẻ VinFast VF 8 có trọng lượng khá nặng nên cũng ảnh hưởng tới khả năng leo đèo khi vào đất Tây Tạng, đặc biệt là những cung đường có xu hướng dốc lên liên tục. Tuy nhiên, kể cả xe xăng/dầu cũng sẽ gặp khó khăn trong điều kiện địa hình này.
Ngoài 4 chiếc xe điện, đoàn có bổ sung một chiếc bán tải làm xe hậu cần khi sang Trung Quốc. Trong điều kiện độ ẩm thấp và không khí loãng, động cơ đốt trong gặp khó trong việc duy trì, có phần hụt hơi ở những tuyến đường có độ cao 4.000m so với mực nước biển. Xe điện lại không gặp tình trạng này.
Tuy nhiên, có chiếc VinFast VF 8 đã gặp tình trạng lỗi pin ở điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt.
"Khi nhiệt độ ngoài trời ở mức -10 độ C, nhiệt độ của bộ pin xuống dưới mức 10 độ, gây ra một số lỗi như mất toàn bộ hệ thống ADAS", anh Giang nói. "Khi gặp lỗi pin, xe vẫn có khả năng vận hành, chỉ giới hạn ở tốc độ khoảng 60km/h. Sau khi di chuyển được một thời gian, nhiệt độ pin lên trên 10 độ C, chỉ cần reset lại là mọi chức năng sẽ hoạt động bình thường".
Trên bản cập nhật phần mềm mới của VF 8, xe đã được bổ sung hệ thống sưởi pin, trong những ngày sau đó, đoàn thường sử dụng hệ thống này để sưởi bộ pin của xe lên trên mức nhiệt 10 độ C trước khi xuất phát.
Kết thúc hành trình, các thành viên của đoàn VinFast VF 8 trở về Hà Nội mà trong lòng vẫn mang nhiều cảm xúc đặc biệt. Đó là niềm tự hào khi mang mẫu xe điện nước nhà ra thế giới, để bạn bè quốc tế chiêm ngưỡng và thán phục, song song với đó là cảm giác thành công khi thử thách giới hạn của VF 8.
"Nếu không phải là xe điện thì chưa chắc mình đã tham gia hành trình này", anh Trung chia sẻ với phóng viên báo Dân trí. Trong khi đó, anh Hội, một thành viên khác lại hân hoan chia sẻ về sự tự hào, khi người dân Trung Quốc nhận xét rằng "VinFast VF 8 đẹp hơn nhiều mẫu xe nội địa đang bán".