TheànhKếhoạchhànhđộngquốcgiavềpháttriểnkinhtếsốlich thi dau hang nhato Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025, Chính phủ có quan điểm coi chuyển đổi số và kinh tế số là một công việc mới, người đứng đầu các cấp phải có kiến thức sâu rộng về chuyển đổi số, phải trực tiếp chỉ đạo, trực tiếp làm, thành thạo sử dụng để dẫn dắt chuyển đổi số, kinh tế số thành công.
Chính phủ sẽ lấy kết quả thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số làm cơ sở đánh giá cán bộ, người đứng đầu.
Việt Nam sẽ phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là kinh tế số ICT hay công nghiệp công nghệ thông tin; kinh tế số ngành, lĩnh vực; quản trị số và dữ liệu số là động lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội nhanh, xanh và bền vững.
Kinh tế số ICT được coi là động lực quan trọng và được tích hợp sâu rộng, làm thay đổi toàn diện mọi hoạt động trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế thực.
Kế hoạch cũng xác định không gian mới phát triển kinh tế số là kinh tế số ngành, lĩnh vực, tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển.
Việc phát triển kinh tế số gắn liền với bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền số quốc gia. Việt Nam làm chủ các nền tảng số, dữ liệu số nhằm tự chủ, tự cường trên không gian mạng.
Chính phủ xác định không gian tăng trưởng chủ yếu của kinh tế số Việt Nam là phát triển kinh tế số theo ngành, lĩnh vực; từng bước đưa công nghệ số và dữ liệu số trở thành yếu tố đầu vào quan trọng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong từng ngành, lĩnh vực, từ đó nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh tổng thể của nền kinh tế.
Kế hoạch đề ra một số nhiệm vụ và giải pháp để phát triển kinh tế số ICT, dữ liệu số và kinh tế ngành, lĩnh vực.
Theo đó, để phát triển kinh tế số ICT, Chính phủ đề ra nhiệm vụ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp nền tảng.
Doanh nghiệp công nghệ số mạnh là lực lượng sản xuất tiên tiến để phát triển kinh tế số ICT và thúc đẩy kinh tế số ngành, lĩnh vực.
Để phát triển dữ liệu số, Chính phủ đề ra yêu cầu đẩy nhanh mức độ sẵn sàng của các bộ dữ liệu chất lượng cao và thúc đẩy lưu thông, chia sẻ, mở dữ liệu; thúc đẩy việc mở dữ liệu, tích hợp, tái sử dụng, lưu thông dữ liệu; nghiên cứu và triển khai thí điểm các kịch bản khai thác và sử dụng dữ liệu, phát triển các ứng dụng số. Định kỳ đánh giá chất lượng dữ liệu bảo đảm “đúng, đủ, sạch, sống”.
Với kinh tế số ngành, lĩnh vực, Chính phủ ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; Nông nghiệp; Công nghiệp chế biến, chế tạo; Du lịch; Logistics.
Nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động của Kế hoạch hành động bao gồm ngân sách Nhà nước (Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp) và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, Chính phủ giao Bộ TT&TT đôn đốc các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo Chính phủ kết quả thực hiện và lồng ghép vào báo cáo chuyển đổi số tại các phiên họp của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.
Vì sao Việt Nam có thể trở thành trung tâm công nghệ mới của châu Á?Trước những triển vọng đầy hứa hẹn trong lĩnh vực bán dẫn, Việt Nam được đánh giá có tiềm năng trở thành một trung tâm công nghệ mới, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái trong khu vực.