Nhịn tiểu vào buổi sáng có thể khiến gan bị ngộ độc do không được đào thải các độc tố.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa,óiquenbuổisánggâyhạitrầmtrọtrận đấu serie a trao đổi chất và sản xuất những enzyme thiết yếu. Một số nhà khoa học cho rằng gan quý hơn não và tim vì chúng thực hiện những nhiệm vụ cốt yếu trong cơ thể.
Vì vậy, bất kỳ tổn hại nào đối với bộ phận này cũng gây ra hàng loạt ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, thậm chí là cả tử vong.
1. Thiếu ngủ
Ngày nay, hầu hết mọi người, đặc biệt là giới trẻ đều có thói quen làm việc hoặc giải trí cho đến tận khuya. Tuy nhiên, thức đêm dễ khiến gan bị tổn hại nhất.
Bởi trong quá trình ngủ, cơ thể sẽ được lập trình chế độ tự sữa chữa. Nếu đi ngủ quá muộn, chế độ này sẽ bị ảnh hưởng, do đó sẽ giảm sức đề kháng và ảnh hưởng tới quá trình tái tạo sức khỏe (bao gồm gan) vào ban đêm.
Neil Colin, chuyên gia của Hiệp hội Giấc ngủ Mỹ cho biết: “Mọi người nên đi ngủ trước 11 giờ đêm và phải ngủ 7-8 tiếng, để gan bài tiết độc tố hiệu quả và bảo vệ sức khỏe toàn cơ thể”.
2. Nhịn tiểu vào buổi sáng
Tiến sĩ Daniel Paradis thuộc Hiệp hội Nghiên cứu về gan châu Âu cho biết, độc tố trong cơ thể được thải ra qua nước tiểu, mồ hôi và đại tiện.
Sau một đêm ngủ dài, những chất "bẩn" tích tụ trong cơ thể phải được tống ra ngoài, tránh trường hợp độc tố còn lưu giữ trong cơ thể và dẫn đến ngộ độc gan. Vì vậy, sáng ngủ dậy là phải đi tiểu.
3. Không ăn sáng
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng ăn sáng giúp trung hòa acid dạ dày và bảo vệ gan, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, viêm tuyến tụy, táo bón, sỏi mật…
Chuyên gia dinh dưỡng Chmidt Suri ở Canada cho biết một bữa sáng lành mạnh sẽ giúp bạn luôn càm thấy "ấm bụng, tránh được tình trạng gan bị tổn thương.
4. Uống quá nhiều thuốc
Theo chuyên gia Kenneth Simpson thuộc Bệnh viện hoàng gia Edinburgh (Anh), sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, hạ sốt... quá nhiều sẽ làm tăng nguy cơ hại gan.
Do vậy, bạn không nên tự uống thuốc, mà liều lượng và thời gian dùng thuốc nhất thiết phải tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.
5. Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn
Chuyên gia dinh dưỡng Hidacjan Zara Hussein cho biết hầu hết các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo ngọt nhân tạo, phẩm màu… vốn chứa không ít vật chất hóa học mà cơ thể khó phân giải.
Vì vậy, đừng gây áp lực giải độc cho gan và khiến gan bị tổn thương chỉ vì lỡ miệng ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn.
6. Ăn nhiều món chiên rán
Không chỉ thực phẩm chế biến sẵn, các món ăn chiên rán cũng làm yếu gan. Theo tiến sĩ Drew Oden, sự tích lũy của axit béo bão hòa và chất béo sẽ làm gan bị nhiễm mỡ.
Vì vậy, các dầu ăn không lành mạnh tăng nguy cơ mắc bệnh gan và bệnh tim. Ngược lại, dầu ăn từ quả ô liu và dầu vừng lại rất có lợi cho sức khỏe.
7. Ăn nhiều thức ăn bị cháy hoặc chưa chín
Tiến sĩ Hossain cho biết các thực phẩm cháy sém hoặc chưa chín (đặc biệt là thịt) sẽ gây tổn hại gan.
Bởi trong những thực phẩm còn sống thường chứa ký sinh trùng hoặc một số loại vi khuẩn dễ gây viêm dạ dày và đường ruột cấp tính. Nguy hiểm hơn, chúng còn làm hại gan.
8. Nghiện rượu
Tiến sĩ Nimmo Achille thuộc Trung tâm Y tế Zeff của Isreal cho biết một nghiên cứu về bệnh gan cho thấy uống nhiều rượu làm giảm khả năng lọc máu của gan, độc tố không được bài tiết, từ đó ảnh hưởng ngược tới gan.
Uống rượu thời gian dài dễ dẫn tới xơ gan.
(Theo Trí thức trẻ)
Có triệu chứng này nghĩ ngay ung thư dạ dày