Vào những năm 1980,ệnítbiếtvềhãnghàngkhôngmangtênôkèo trực tuyến ông Trump đã nổi lên như một doanh nhân thành đạt và khiến nhiều người ngưỡng mộ. Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình, một phụ nữ thậm chí còn lên tiếng ca ngợi ông là người có khả năng "biến mọi thứ thành vàng khi chạm vào".
Năm 1988, ông Trump thực sự là một tên tuổi lớn trong lĩnh vực địa ốc. Tờ New York Times đánh giá ông là một trong những người giàu nhất trên thế giới, với tổng tài sản trị giá khoảng 3 tỉ USD.
Tổ chức Trump lúc bấy giờ đã là một tập đoàn nắm giữ trong tay nhiều tài sản giá trị, bao gồm các khách sạn, tòa nhà văn phòng cho thuê và các bất động sản khác. Sau khi bỏ ra 390 triệu USD để mua lại khách sạn hạng sang Plaza Hotel, ông Trump tiếp tục mạnh tay thâu tóm một hãng hàng không và đặt tên là Trump Shuttle.
Henry Harteveldt, người từng làm giám đốc marketing cho Trump Shuttle kể, ông Trump tin, việc có trong tay một hãng hàng không sẽ hỗ trợ các mảng hoạt động khác, liên quan đến du lịch của tập đoàn.
Theo tạp chí Business Insider, việc đi lại bằng đường không vào những năm 1980 rất khác với hiện tại, đặc biệt nếu bạn chọn bay vì công việc. Khi đó, các hãng hàng không như Pan Am và Eastern Air Shuttle thường xuyên cung cấp các chuyến bay qua lại giữa New York, Boston và Washington, chỉ cách nhau có một tiếng đồng hồ.
Vào năm 1988, một cuộc đình công quy mô lớn khiến hãng Eastern Air Shuttle phải ngưng hoạt động và quyết định "bán mình" trong một cuộc đấu giá công khai. Nhiều hãng hàng không khác cũng tham gia đấu giá, nhưng nhờ giành được 365 triệu USD vốn vay từ các ngân hàng, ông Trump rốt cuộc đã chiến thắng. Thỏa thuận được ký kết sau một cuộc gặp tại Plaza Hotel giữa ban lãnh đạo Tổ chức Trump với Frank Lorenzo, ông chủ của Eastern Air Shuttle. Hãng hàng không Trump Shuttle ra đời kể từ đó.
Ông Trump tại lễ cắt băng khai trương chuyến bay của hãng hàng không Trump Shuttle ở sân bay quốc tế Logan tại Boston. Ảnh: WBUR |
Đội bay của Trump Shuttle gồm 21 chiếc Boeing 727 kế thừa của Eastern Air Shuttle. Ông Trump đã bỏ tới 1 triệu USD để tân trang cho mỗi chiếc máy bay trong số này. Hãng hàng không mang tên ông nhanh chóng chào mời các chuyến bay nhanh giữa các địa điểm ở bờ Đông nước Mỹ, gồm sân bay Logan ở Boston, LaGuardia tại New York và Reagan ở thủ đô Washington.
Hãng hàng không mới thành lập của ông Trump đã tạo ra hơn 1.000 việc làm mới và cung cấp tới 64 chuyến bay mỗi ngày giữa 3 thành phố. Song, các tuần đầu tiên mọi thứ diễn ra lộn xộn do công tác điều hành còn chưa trơn tru.
Đối thủ của lớn nhất của Trump Shuttle lúc đó là Pan Am. Và ông Trump đã không ngại ngần dùng tiền để chiêu dụ Bruce Nobles, cựu Chủ tịch của hãng hàng không đối thủ về làm quản lý hãng hàng không cho mình. Phát biểu trước báo giới, ông Trump thậm chí còn nhận định, các khó khăn tài chính của Pan Am có thể ảnh hưởng đến sự an toàn các chuyến bay của hãng. Hành động của ông Trump được coi là vi phạm một luật bất thành văn trong lĩnh vực hàng không: không bao giờ công kích tình hình tài chính và sự an toàn của hãng hàng không khác.
Không lâu sau, chính ông Trump lại phải nhận "quả đắng" vì vấn đề an toàn hàng không. Tháng 8/1989, một chuyến bay của Trump Shuttle phải hạ cánh khẩn cấp ở Boston vì gặp trục trặc ở bộ phận tiếp đất trước. Không ai trên chuyến bay bị thương tích gì, nhưng sự cố đánh dấu sự khởi đầu của hàng loạt rắc rối xảy ra tiếp sau đó với hãng hàng không của ông Trump.
Việc Iraq tiến đánh Kuwait vào năm 1990, châm ngòi nổ cho Chiến tranh Vùng Vịnh đã khiến giá dầu thô trên thị trường thế giới leo thang. Nước Mỹ trên bờ vực suy thoái kinh tế và người dân cũng ít chọn đi lại bằng máy bay hơn để tiết kiệm chi phí.
Khó khăn buộc hãng Trump Shuttle phải sa thải 100 nhân viên. Chỉ 18 tháng sau khi bắt đầu đi vào hoạt động, hãng mất tới 128 triệu USD.
Năm 1992, ông Trump quyết định đã đến lúc phải bán tháo hãng hàng không của mình. Citigroup, công ty nắm giữ đa số cổ phần của Trump Shuttle bắt đầu đàm phán chuyển nhượng hãng cho công ty US Air. Hãng Trump Shuttle sau đó đổi tên thành US Air Shuttle và hiện vẫn đang cung cấp dịch vụ bay ở các thành phố New York, Boston, Washington và Chicago của Mỹ với tên gọi American Airlines Shuttle.
Sau khi bán Trump Shuttle, ông Trump tuyên bố trên tờ Boston Globe rằng, ông không bị lỗ vì vụ đầu tư này, đồng thời nhấn mạnh bản thân ông rất "khôn ngoan và đã rút chân đúng thời điểm".
Đối với một số người, ông Trump chẳng tổn thất nhiều lắm. Song, nhiều người khác cho rằng, đây là một thương vụ thất bại của doanh nhân đại tài. Thực tế, về sau, ông Trump gần như không đề cập tới vụ làm ăn này. Một số người tin, ông thậm chí còn muốn giấu nhẹm sự việc.
Tuấn Anh