- Câu chuyện lá đơn cầu xét của nữ sinh Nguyễn Như Quỳnh (Lạng Sơn) đạt 30,ãitráichiềuquanhláđơncầuxétcủanữsinhđiểkết quả giải vô địch quốc gia australia5 điểm nhưng vẫn trượt Học viện An ninh được nhiều người cảm thông, nhưng cũng không ít ý kiến cho rằng em và gia đình đang “cố đấm ăn xôi”.
Nguyễn Như Quỳnh và bố. Ảnh: VTC News |
Nguyễn Như Quỳnh sinh năm 1997 đã xuất sắc đạt 30,5 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia (đã tính 3,5 điểm ưu tiên). Nguyện vọng của em là đăng ký vào Học viện An ninh nhân dân, tuy nhiên hồ sơ của Quỳnh không đủ tiêu chuẩn ứng tuyển vì bố em từng bị tòa tuyên án treo về tội tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép.
Trước khi dự thi, Quỳnh và gia đình cho rằng bản án này không ảnh hưởng đến lý lịch của em vì năm 1995, bố em đã được xóa án tích. Tuy nhiên, theo quy định mới, chỉ cần tòa tuyên án là hồ sơ của em đã không đủ tiêu chuẩn chính trị. Chia sẻ với Tri thức trẻ, Quỳnh cho biết: "Trước đó không có ai giải thích cho mình hiểu rằng chỉ cần tòa tuyên án cha/mẹ mình có tội là mình sẽ được liệt vào dạng không đủ tiêu chuẩn chính trị. Mình có hỏi bố thì ông cũng bảo, nếu đã được xóa án tích thì coi như trắng án, không ảnh hưởng gì. Nếu sớm biết dù có thi được điểm cao đến đâu vẫn trượt thì có lẽ mình đã không kiên quyết thi lại như thế".
Được biết, năm trước Quỳnh cũng có nguyện vọng thi vào Học viện An ninh nhưng năm đó em đạt điểm thi không cao nên quá trình xác minh tiêu chuẩn chính trị chưa diễn ra. Trong suốt một năm ôn luyện để thi lại, em luôn nghĩ cha mình – ông Nguyễn Văn Thuận đã được xóa án tích thì em hoàn toàn có cơ hội dự tuyển.
Tuy nhiên, năm nay, sau khi đã biết lý lịch không đạt tiêu chuẩn, Quỳnh và gia đình vẫn quyết định nộp đơn xin xem xét lại trường hợp của mình, mà không gửi hồ sơ ứng tuyển bất cứ trường nào khác, mặc dù em đạt số điểm rất cao, có thể đỗ bất cứ ngôi trường nào mà em muốn.
Một mặt thừa nhận rằng học tập ở một trường quân đội sẽ giúp gia đình em giảm bớt gánh nặng tài chính và cơ hội việc làm sau này sẽ dễ dàng hơn, mặt khác Quỳnh khẳng định lý do chính khiến em kiên quyết muốn vào ngôi trường này là vì đó là mơ ước từ nhỏ của em.
Lá đơn cầu xét của Nguyễn Như Quỳnh. |
Lá đơn cầu xét của Quỳnh và gia đình ngoài những cảm thông và chia sẻ cũng có một số quan điểm cho rằng “em đang làm khổ bố em”, bởi khi Quỳnh càng tiếc nuối và hi vọng bao nhiêu thì bố em lại càng cảm thấy cắn dứt và có lỗi bấy nhiêu.
Chia sẻ với báo chí, Quỳnh cũng thành thật chia sẻ rằng, sở dĩ em vẫn nuôi hi vọng vì năm 2015 có một số trường hợp bố từng có án tích như em đã được Bộ trưởng Công an xem xét và giải quyết.
Một số độc giả khuyên em nên ứng tuyển vào một ngành khác, trường khác. “Sao cứ phải ngành an ninh mới có cơ hội đóng góp sức mình cho đất nước? Mặt trận nào cũng cần người có tâm, có tài em ạ. Em học hành giỏi dang vậy thì ngành nào em cũng làm tốt em ạ”.
Trái ngược với những ý kiến cho rằng luật cần thay đổi để các em có tài, có tâm huyết với ngành công an không phải “lực bất tòng tâm” vì những lỗi lầm do ông cha để lại, vẫn có những quan điểm đồng tình với những quy định chặt chẽ của ngành đặc thù này. “Luật pháp phải công bằng cho tất cả. Nếu các em trở thành công an rồi xử lý theo kiểu duy tình thì sẽ ra sao? Các em muốn làm người tốt thì phải tuân thủ luật định trước”– một bạn đọc nêu ý kiến.
“Thôi các em ơi, các năm trước là xét lý lịch sau khi biết kết quả đậu. Vì vậy, Bộ công an mới chiếu cố. Nhưng năm nay lí lịch đã được xét trước và các em cũng đã biết có đủ điều kiện rồi. Vì sao các em vẫn cố quá vậy. Quy định tuyển sinh của Bộ đặt ra như vậy là đều có nguyên do. Bởi ngành công an là ngành liên quan trực tiếp đến an ninh, giữ gìn trật tự xã hội và là ngành thực thi pháp luật. Như vậy việc xét lý lịch như vậy là đúng. Con người đó phải có nhân thân tốt, lý lịch trong sạch. Lỡ may các em vào ngành lại thiên vị cho những hành vi vi phạm pháp luật như bố mẹ các em thì sao? Bất kì quốc gia nào cũng vậy, để vào được công an đều thẩm tra lí lịch , đều có những tiêu chuẩn bắt buộc phải đủ tiêu chuẩn” – một độc giả khác thẳng thắn lên tiếng.
Trong khi đó, chia sẻ trên trang Facebook cá nhân, nhà báo Tuấn Nguyễn – một cựu sinh viên Học viện Cảnh sát nhân dân cho rằng: “Vì được cộng thêm 3,5 điểm ưu tiên nên cháu đã có tổng điểm kỷ lục như thế. Đó là chính sách quá ưu ái với những học sinh có hoàn cảnh như cháu bởi trong cuộc chạy đua vào các trường đại học, chỉ cần kém 0,25 điểm là đã trượt vỏ chuối. Điểm xét tuyển cao nhất trong các trường CA là 29,75 (với nữ, khối C, ngành điều tra trinh sát, Học viện ANND) thì bạn nào học cực giỏi nhưng chỉ đạt 29,5 điểm vẫn trượt đấy thôi. Nói vậy để thấy 3,5 điểm cộng thêm với cháu quý giá đến mức nào”.
Anh khuyên cô bé: “Với số điểm 30,5 của cháu, cháu có quyền nộp hồ sơ vào hầu hết các học viện, trường đại học và chắn chắn sẽ đỗ vào khoa lấy điểm cao nhất. Cả một tương lai rộng mở đến với cháu và cháu sẽ phát huy tốt nhất những năng lực, sở trường của mình ở những mái trường đó. Với nhiều bạn khác, cơ hội không nhiều, còn với cháu, khi một cánh cửa khép lại, hàng trăm cánh cửa khác đã mở ra, và cháu có quyền bước vào một trong những cánh cửa mở rộng đó”.
Và điều quan trọng mà anh muốn nhắn nhủ tới Như Quỳnh: “Học trường nào rồi cũng đâu quan trọng. Điều quan trọng nhất trong cuộc đời mỗi con người rốt cuộc mình là người thế nào và làm được những gì. Đó chính là ngọn lửa, tự mình sưởi ấm mình và cho mình đủ niềm tin để đi qua những ghềnh thác của kiếp người. Cứ vui lên cháu nhé!”