Đó là một trong những điểm mới trong thông tư Điều lệ trường tiểu học mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành và có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2020.
Để làm rõ những điểm mới của thông tư,áoviêntiểuhọcđượctựchủ chuyênmôntừngàytớkèo nhà cái chuẩn phóng viên đã có cuộc trao đổi với ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT):
- Một trong những thay đổi lớn so với trước đây là nhà trường, giáo viên được tăng cường giao quyền tự chủ trong hoạt động chuyên môn. Theo ông, điều này có ý nghĩa và tác động như thế nào đến việc dạy học trong nhà trường tiểu học?
Chương trình – SGK phổ thông mới được viết theo hướng mở để khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của người dạy. Chương trình chỉ quy định số tiết/năm, chứ không quy định số tiết/tuần; SGK không xây dựng các bài học theo từng tiết dạy với những yêu cầu cần đạt cho mỗi tiết học này như chương trình trước đây. Điều này cho phép các nhà trường chủ động trong sắp xếp thời khóa biểu dạy các môn học, chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục để phù hợp với học sinh và điều kiện dạy học của cơ sở mình…
Cụ thể hoá điều này, thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học tập trung đổi mới việc quản trị nhà trường theo hướng tăng cường trao quyền tự chủ và chịu trách nhiệm cho cơ sở giáo dục, phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng thành viên, tổ chức và tập thể nhà trường.
Theo đó, trường tiểu học được tự chủ chuyên môn trong tổ chức các hoạt động giáo dục. Trường tiểu học phải xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường. Kế hoạch này được xây dựng hằng năm, dựa trên nền tảng chương trình giáo dục do Bộ GD-ĐT ban hành; kết hợp với xây dựng các nội dung giáo dục bổ trợ đáp ứng nhu cầu của người học, nội dung giáo dục địa phương đảm bảo mục tiêu phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh. Các trường cũng có thể chủ động áp dụng các phương pháp, hình thức giáo dục tiên tiến trong và ngoài nước, phù hợp với điều kiện, đối tượng học sinh.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT). Ảnh: Thanh Hùng |
Điều lệ trường tiểu học mới cũng cho phép giáo viên được chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
Cụ thể, thầy cô sẽ được tự chủ về nội dung, phương pháp giáo dục và kiểm tra đánh giá học sinh; chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách.
Các giáo viên cũng được linh hoạt, sáng tạo trong việc tự làm đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn.
- Thông tư quy định “giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh”. Vì sao có sự thay đổi này và liệu có gây khó khăn cho giáo viên/các nhà trường trong quản lý học sinh?
Việc thay đổi quy định về kỷ luật học sinh trong Thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học mới nhằm khắc phục hạn chế của các hình thức kỷ luật trước đây, trên tinh thần tôn trọng tối đa quyền lợi của người học, vì sự tiến bộ của các em, phù hợp với tâm lý trẻ và quan điểm giáo dục hiện đại.
Theo đó, học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỉ luật: nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Theo tôi, quy định mới này hoàn toàn không gây khó khăn cho giáo viên và các nhà trường trong quản lý học sinh. Ngược lại sẽ giúp việc giáo dục học trò hiệu quả hơn khi khiến các em cảm thấy được tôn trọng, đảm bảo quyền riêng tư, không bị cảm giác xấu hổ với bạn bè. Trẻ khi đó sẽ thấy trường học là nơi an toàn và sẵn sàng mở lòng sẻ chia, lắng nghe những góp ý, chỉ dạy của thầy cô để tiến bộ.
- Thời gian qua, có hiện tượng một số nhà trường “nhập nhèm” trong cung cấp sách giáo khoa kèm sách tham khảo khiến phụ huynh học sinh bức xúc. Thông tư có quy định gì để ngăn ngừa và xử lý vấn đề này, thưa ông?
Đầu tiên phải khẳng định rằng, từ trước, Bộ GD-ĐT đã sớm ban hành và thường xuyên được cập nhật, nhắc nhở thực hiện các văn bản hướng dẫn việc sử dụng sách giáo khoa và tài liệu tham khảo trong cơ sở giáo dục phổ thông. Ngay bản thân Thông tư ban hành Điều lệ trường tiểu học cũ, Điều 28 cũng quy định rõ: SGK là tài liệu bắt buộc sử dụng trong dạy và học theo chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học được Bộ trưởng GD-ĐT quy định. Mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo.
Trong Thông tư Điều lệ trường tiểu học mới, Bộ nhấn mạnh thêm và cụ thể hoá một số yêu cầu nhằm đảm bảo việc thực hiện của các nhà trường được chính xác, công tác kiểm tra, giám sát của các cấp chính quyền được hiệu quả hơn.
Cơ sở giáo dục tiểu học phải cung cấp kịp thời, đầy đủ thông tin về SGK sử dụng tại trường để học sinh và gia đình học sinh biết.
Nhà trường tổ chức lựa chọn, trang bị xuất bản phẩm tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu của giáo viên theo quy định của Bộ GD-ĐT; khuyến khích giáo viên sử dụng xuất bản phẩm tham khảo để nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, yêu cầu tiên quyết là “mọi tổ chức, cá nhân không được ép buộc học sinh phải mua tài liệu tham khảo”.
Thông tư cũng phân rõ trách nhiệm quản lí, sử dụng và lựa chọn các xuất bản phẩm tham khảo sử dụng trong trường tiểu học là của hiệu trưởng. Như vậy, nếu có sai phạm trong việc trang bị, sử dụng SGK và tài liệu tham khảo ở cơ sở giáo dục tiểu học, hiệu trưởng sẽ bị chịu xử lý trách nhiệm.
Hải Nguyên
Sau một tuần “làm quen” với SGK mới, giáo viên, học sinh và đặc biệt là phụ huynh đã có những cảm nhận bước đầu về sự đổi mới trong chương trình và phương pháp giảng dạy.