Chứng khoán khép lại năm 2023 với VN-Index tăng 12,ữnglưuýkhiđầutưcổphiếuvừavànhỏkeonhacai52%. Thị trường năm ngoái được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa (VNMidcap) và nhỏ (VNSmallcap). Theo thống kê của nền tảng theo dõi dữ liệu chứng khoán toàn thế giới Investing, nhóm VNMidcap và VNSmallcap tăng lần lượt hơn 32% và gần 29%, cao hơn nhiều so với mức tăng hơn 12% của VN-Index. Các cổ phiếu tăng mạnh nhất sàn HoSE đều là các mã vừa và nhỏ như VIX, CTD, BSI, FTS, QCG...
Nếu tính đến trước Tết Nguyên đán, hiệu suất của các cổ phiếu vừa và nhỏ còn cao hơn. VNMidcap tích lũy hơn 37% so với đầu năm 2023, còn VNSmallcap tăng gần 32,5%. Hai mức này cao gần gấp đôi so với tốc độ tăng trưởng của thị trường chung.
Ông Nguyễn Thành Trung - Trưởng phòng Tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Thành Công (TCSC - TCI) - lý giải hiệu suất nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ cao hơn hẳn thị trường vì chỉ số chung bị tác động chủ yếu bởi nhóm vốn hóa lớn như VN30 và ngân hàng.
"Chính vì vậy có thể xem đây là sự so sánh giữa nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn với nhóm vừa và nhỏ", ông nói.
Theo chuyên gia, về bản chất, giá cổ phiếu có sự liên kết chặt chẽ với việc tăng trưởng của các doanh nghiệp như doanh số, lợi nhuận, quy mô công ty. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường đang trong giai đoạn tăng trưởng chính, vì vậy dư địa phát triển cũng nhiều hơn so với các "ông lớn". Với tính chất rủi ro cao hơn, biến động cổ phiếu thường lớn hơn và bản thân các nhà đầu tư cũng yêu cầu một mức tỷ suất lớn hơn.
Ông Trung dẫn nghiên cứu về thị trường chứng khoán Mỹ giai đoạn 1927-2009 cho thấy, cổ phiếu doanh nghiệp vốn hóa nhỏ thường có tỷ suất sinh lời tốt hơn cổ phiếu doanh nghiệp có vốn hóa lớn với tỷ lệ trung bình là 3,6% một năm. Ở Việt Nam, tính từ tháng 8/2015 đến nay - thời điểm ba chỉ số VN30, VNMidcap và VNSmallcap cùng tồn tại, tốc độ tăng trưởng kép tổng lợi nhuận (bao gồm cổ tức) của các chỉ số này lần lượt là 9,5%; 14,3% và 12,9%.
Tuy nhiên, ông Trung lưu ý việc nhiều người thành công ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ không đồng nghĩa với việc cứ rót tiền vào nhóm VNMidcap và VNSmallcap đều sinh lợi. Nhà đầu tư dễ đưa ra quyết định sai lầm nếu quên rằng thị trường vẫn có nhiều người thất bại khi bỏ vốn cho các nhóm cổ phiếu kể trên.
Năm ngoái, quỹ đầu tư tiếp cận thị trường (VESAF) của VinaCapital đạt hiệu suất tăng trưởng gần 31%, cao thứ hai toàn thị trường. Đây là quỹ đầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu niêm yết có vốn hóa vừa và nhỏ, các cổ phiếu có giới hạn tỉ lệ sở hữu nước ngoài, đặc biệt là các cổ phiếu đã hết room cho nhà đầu tư nước ngoài.
Bà Nguyễn Hoài Thu - Tổng giám đốc khối Đầu tư chứng khoán - xác nhận rằng trong phần lợi nhuận vượt trội hơn thị trường của các quỹ mà VinaCapital quản lý, có một phần đáng kể đóng góp từ các cổ phiếu vừa và nhỏ. "Tuy nhiên, không phải là cứ tập trung vào nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ là sẽ có lợi nhuận vượt trội", bà nhấn mạnh.
VinaCapital cho biết họ đã tiến hành đo lường mức độ rủi ro của từng nhóm cổ phiếu. Nhóm vừa và nhỏ trên thị trường nói chung luôn có mức độ rủi ro cao hơn nhóm vốn hóa lớn. Tuy nhiên, những cổ phiếu vừa và nhỏ mà quỹ này lựa chọn lại có mức độ rủi ro thấp hơn thị trường chung và đem lại lợi nhuận vượt trội hơn.
"Điều đó cho thấy yếu tố cốt lõi mang đến kết quả đầu tư tích cực của các quỹ đầu tư do VinaCapital quản lý là lựa chọn đúng cổ phiếu. Cho dù là cổ phiếu vốn hóa lớn hay vừa và nhỏ, nếu mua vào những cổ phiếu không có nền tảng cơ bản, sẽ không thể có lợi nhuận vượt trội so với thị trường, đồng thời rủi ro là rất lớn", bà Thu chia sẻ.