Video: Tự xưng vô gia cư,ựthậtvềnhữngngườivôgiacưxuấthiệnlúcnửađêmởHàNộty le nhưng sau khi nhận quà tất cả đều về nhà
12h giờ đêm, có mặt tại một trong những con phố có người vô gia cư tại Hà Nội, N, một thanh niên cùng nhóm bạn của mình bắt đầu hành trình đi phát đồ ăn từ thiện.
Đồ ăn của nhóm N. gồm một phần xôi kèm trứng hoặc thịt được đựng trong 1 hộp xốp. Cả nhóm xuất phát vào lúc 10 - 12 giờ đêm đến các con phố như Tràng Thi, ngã tư Hàng Than - Hàng Đậu, Nguyễn Đình Chiểu…
Khi được hỏi tiêu chí để nhận các suất ăn này, N nói: ‘Cứ thấy người nào nằm hoặc ngồi bên vỉa hè vào đêm khuya là chúng tôi phát quà’. Nhưng họ có thật sự là người vô gia cư, hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ hay không, N. đều lắc đầu không biết.
Một người vô gia cư ngủ trên phố Hà Nội. |
1 giờ sáng, chúng tôi có mặt tại con phố Nguyễn Đình Chiểu giao Trần Nhân Tông (phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng).
Đây là khu vực nổi tiếng có nhiều người vô gia cư tụ tập nhận quà từ thiện. Tuy nhiên, thời điểm chúng tôi đến, không có người vô gia cư nào xuất hiện.
Ngỏ ý muốn tìm người vô gia cư trong khu vực để tặng quà, anh P., nhân viên bảo vệ của một công ty gần đó lắc đầu: ‘Cho người ta làm gì? Họ có nhà, chỗ ở, ai vô gia cư?’.
Theo người đàn ông này, khu vực trên chỉ có 1 - 2 người vô gia cư thật, thường nằm ngủ qua đêm ở góc hồ.
Thời gian trước, thấy khu vực này có những nhóm từ thiện hay phát quà đêm, một số người dân đã kéo đến để nhận quà. ‘Nhận quà xong, người ta đem bán. Thậm chí, có bà còn thu mua đồ ăn được phát (xôi, cháo, cơm hộp…) sau đó bán lại cho các công nhân xây dựng làm việc đêm ở công trường, nhà cao tầng. Bà ta mua với giá 5 - 10 nghìn, bán lại cho thợ xây 15 - 20 nghìn đồng’, ông P. nói.
Hơn 10 năm làm bảo vệ đêm tại đây, ông P. từng chứng kiến những chuyện người có nhà nhưng giả vờ là vô gia cư tụ tập để nhận quà. Mâu thuẫn trong việc nhận đồ, nhóm người này còn chửi bới nhau.
‘Ngày trước, các nhóm từ thiện còn cho quần áo mới, chăn màn… Họ nhận xong, ngày hôm sau đem bán luôn. Thậm chí, nhận bánh mì có người còn vứt đi vì nhiều quá. Theo tôi, nếu làm từ thiện nên vào bệnh viện tìm những người nghèo bị ốm đau, bệnh tật để giúp đỡ sẽ ý nghĩa hơn’, ông này nói thêm.
Về vấn đề này, đại diện công an phường Nguyễn Du cho biết, cách đây mấy tháng, vào khoảng 10 -12 giờ đêm trên phố Nguyễn Đình Chiểu xuất hiện nhiều tổ chức từ thiện đến phát quà cho những người không có nhà.
Biết tin các nhóm từ thiện thường phát suất ăn, những người nơi khác đã tập trung ở đấy để nhận. Họ đến đúng giờ phát quà, sau đó lại đi, thường vào khoảng 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng.
‘Nhiều người có nhà, chỗ ở ổn định nhưng không chịu làm việc, cứ ra đấy để nhận quà từ thiện. Ban đầu ít nhưng sau đó đến vài chục người kéo đến nhận quà, gây mất mỹ quan thành phố’, đại diện công an phường Nguyễn Du khẳng định.
Nắm được tình hình có những người vô gia cư giả tập trung nhận quà từ thiện, công an phường Nguyễn Du phối hợp UBND phường cùng tổ dân phố đã sơ tán nhóm người trên, không được tập trung ở đây.
Hiện, không còn tình trạng trên ở khu vực phường này.
Người mẹ và 2 con xuất hiện ở phố Tràng Thi để nhận quà từ thiện |
‘Nhiều nhóm từ thiện đi phát quà nhưng không thông qua phường, cứ thấy người nằm, ngồi ở ghế đá là cho quà. Từ thiện là hành động tốt nhưng việc tụ tập đông tạo hình ảnh không đẹp cho thành phố nên chúng tôi bắt buộc phải giải tán’, đại diện công an phường Nguyễn Du nói thêm.
Trao đổi với PV VietNamNet, ông Vũ Tuấn Anh - Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Trống cũng cho biết: ‘UBND phường Hàng Trống phối hợp với phòng Lao động Thương binh & Xã hội quận Hoàn Kiếm, cũng như trung tâm bảo trợ đã truy quét một số lần.
Các đối tượng này không phải là vô gia cư, thực ra họ có địa chỉ đàng hoàng nhưng toàn lê la ở đây xin quà từ thiện.
Đợt Tết Dương lịch, chúng tôi truy quét 7 đối tượng, trong đó có 2 trẻ em. Chúng tôi phối hợp với Trung tâm bảo trợ xã hội 1 (Đông Anh, Hà Nội), đưa về trụ sở Công an phường Hàng Trống. Sau đó, những người này được đưa lên Trung tâm bảo trợ xã hội 1’.
Phó Chủ tịch UBND phường Hàng Trống khẳng định: ‘Những người này không phải vô gia cư, họ lang thang xin đồ từ thiện dọc phố Tràng Thi đến khu vực Triệu Quốc Đạt. Hầu hết các đối tượng thường trú ngoại tỉnh, có 1 người ở huyện Thanh Trì, Hà Nội.
Trước đây, tình trạng này không nhiều nhưng thời điểm Tết Dương lịch số người tập trung tăng rất đông bởi thời điểm này các đoàn từ thiện thường phát quà nhiều hơn’, ông Tuấn Anh khẳng định.
Đại diện UB phường này cũng chia sẻ, việc đi giải tán các nhóm người tụ tập trên không hề dễ dàng.
‘Không ít người chống đối khi chúng tôi làm việc. Ví dụ trường hợp người phụ nữ cùng 2 con nhỏ ở Tràng Thi có thái độ bất hợp tác. Cán bộ phòng Lao động xuống hỏi han hoàn cảnh, chị này nằng nặc khẳng định: ‘Tôi chả làm gì sai. Tôi ngồi đây ảnh hưởng gì?'.
Khi lực lượng chức năng mời lên xe để đưa về trụ sở phường lập biên bản, người phụ nữ này vùng vằng không lên’, ông Tuấn Anh cho biết.
Người phụ nữ chia sẻ không chồng, không nhà cửa, vào các đêm cuối tuần chị đưa con ra phố Tràng Thi xin quà từ thiện. Nhưng sau đấy, chúng tôi thấy một người đàn ông đến đón chị ta trên một chiếc xe ga.