Tàu hộ tống được trang bị tên lửa của Nga. Ảnh: Reuters |
TheụctiêulớncủaNgakhithiếtlậpcơsởhảiquânmớitạsố liệu thống kê về udinese gặp veronao Reuters, động thái trên đã mở đường cho việc thiết lập thế đứng quân sự quan trọng của Moscow ở châu Phi. Cơ sở mới này sẽ được xây dựng ở vùng lân cận cảng Sudan và có sức chứa lên đến 300 nhân viên quân sự và dân sự. Nó sẽ giúp cải thiện khả năng hoạt động của Nga ở Ấn Độ Dương, mở rộng ảnh hưởng của nước này ở châu Phi.
Năm ngoái, Tổng thống Putin đã chủ trì một hội nghị thượng đỉnh Nga - Châu Phi. Đây là sự kiện được thiết kế để tăng cường ảnh hưởng của Nga tại lục địa này. Cùng thời điểm, để chứng tỏ ý định, hai máy bay ném bom có khả năng hạt nhân của Nga đã hạ cánh xuống Nam Phi..
Trong một sắc lệnh được công bố hôm qua (16/11), ông Putin cho biết đã phê chuẩn đề xuất của chính phủ về việc thiết lập một trung tâm hậu cần hải quân ở Sudan và ra lệnh cho Bộ Quốc phòng ký một thỏa thuận để hiện thực hóa kế hoạch trên.
Theo một văn bản dự thảo liên quan tới vấn đề trên được Chính phủ Nga công bố hồi đầu tháng, cơ sở trên cho phép neo đậu không quá 4 tàu cùng lúc. Cơ sở này sẽ dùng để sửa chữa, tiếp tế và là nơi nhân viên hải quân Nga nghỉ ngơi.
Đất để xây dựng cơ sở này sẽ được Sudan cung cấp miễn phí và Moscow sẽ được quyền mang bất kỳ vũ khí, đạn dược và thiết bị nào mà Nga cần thông qua các cảng biển và sân bay Sudan nhằm hỗ trợ cho cơ sở mới này.
Nga hiện có một cơ sở tương tự tại cảng Tartus ở Syria.
Moscow đang muốn gia tăng ảnh hưởng ở châu Phi, lục địa có tới 54 nước thành viên Liên Hợp Quốc lại giàu khoáng sản và có thể trở thành thị trường màu mỡ cho các công ty sản xuất vũ khí của Nga. Moscow đang tranh giành ảnh hưởng và vị thế quân sự ở châu Phi với các quốc gia khác, gồm cả Trung Quốc. Hiện, Mỹ, Pháp và Trung Quốc đều đặt căn cứ hải quân ở Djibouti trong khi hải quân các nước khác cũng sử dụng các cảng của quốc gia này.
Hãng tin Itar-Tass dự đoán, cơ sở mới này sẽ giúp hải quân Nga hoạt động tại Ấn Độ Dương dễ dàng hơn cũng như giúp Moscow củng cố tiền đồn mới ở châu Phi bằng hệ thống tên lửa đất đối không tiên tiến, cho phép tạo vùng cấm bay.
Hoài Linh
Đại sứ Nga tại Mỹ, ông Anatoly Antonov đưa ra cảnh báo về nguy cơ đối đầu khi Washington triển khai tên lửa đạn đạo ở châu Âu.