Liên quan đến dự thảo quyết định điều chỉnh bảng giá đất năm 2020 (bảng giá đất điều chỉnh),ảosátýkiếnngườidânvềbảnggiáđấtđiềuchỉxem keo bd hom nay Ban Tuyên giáo Thành uỷ TPHCM sẽ triển khai cuộc khảo sát, thăm dò dư luận trên mạng internet đối với cán bộ, đảng viên, hội viên, đoàn viên và người dân đang sinh sống, làm việc trên địa bàn.
Theo Ban Tuyên giáo Thành uỷ TPHCM, mục đích cuộc khảo sát này là để có thêm thông tin, đánh giá sự quan tâm của người dân về dự thảo bảng giá đất điều chỉnh. Thời gian khảo sát từ ngày 19-23/8.
Dự thảo bảng giá đất điều chỉnh đang được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) TPHCM soạn thảo, dự kiến áp dụng từ ngày 1/8 đến hết năm nay. Tuy nhiên, hiện Sở TN-MT vẫn đang lấy ý kiến của các tổ chức liên quan trước khi trình Hội đồng Thẩm định bảng giá đất TPHCM xem xét.
Bảng giá đất điều chỉnh được xây dựng theo hướng tăng giá các loại đất, từng bước đưa giá đất tiệm cận giá giao dịch trên thị trường. So với bảng giá đất cũ, bảng giá đất điều chỉnh cập nhật đến 4.565 tuyến đường, tăng 557 tuyến đường.
Đối với đất ở, giá dự kiến điều chỉnh tăng mạnh so với bảng giá đất năm 2020. Mức tăng trung bình từ 5-10 lần so với giá trước đây có các quận 1, 3, 5, 6, 8, 10, 11, Phú Nhuận, Tân Bình, Gò Vấp và Bình Thạnh.
Các địa phương có giá đất ở tăng trung bình từ 10-20 lần so với trước gồm quận 4, 7, 12, Tân Phú, Bình Tân và các huyện Nhà Bè, Cần Giờ, Bình Chánh, Củ Chi, TP Thủ Đức. Đặc biệt, giá đất ở tại huyện Hóc Môn có mức tăng trung bình 22 lần so với trước đây.
Mặc dù lãnh đạo Sở TN-MT TPHCM cho rằng, việc áp dụng bảng giá đất điều chỉnh là cần thiết, có nhiều thuận lợi và không làm tăng giá bất động sản, tuy nhiên vẫn có nhiều ý kiến trái chiều.
Được biết trong tháng 7, số lượng hồ sơ đất đai của TPHCM tiếp tục tăng với gần 40.000 bộ, nhiều nhất vẫn là các hồ sơ mua bán, thế chấp. Nguồn thu liên quan đất đai của TPHCM là hơn 12.000 tỷ đồng trong 7 tháng qua.