Sinh ra trong một gia đình nghèo,ếuthảogặptainạnchamẹnghèokhócròngvìviệnphílịch thi đấu hạng nhất anh lại có tới 4 người con, Phạm Đình Phước chỉ học đến lớp 10 rồi đi phụ hồ, đỡ đần cha mẹ kế sinh nhai. Ai cũng nói em là một cậu bé ngoan, chịu khó, biết nhà mình không khá giả nên lúc nào cũng chăm chỉ làm việc.
Ngày 14/11, trên đường đi làm, đến khúc cua, không may Phước bị chiếc xe ben va vào rồi kéo lê một đoạn. Cơ thể em như rụng rời, đau đớn nhưng lại chẳng thể ngất đi.
Phạm Thị Cành (23 tuổi), chị gái của Phước là người thân duy nhất chăm sóc em từ ngày đầu bị tại nạn. Cành chia sẻ, lúc nhìn thấy cả người em trai bê bết máu, nhiều chỗ xương thịt lẫn lộn, em choáng váng.
“Ở bệnh viện tỉnh Bình Thuận hay Bệnh viện Chợ Rẫy, ban đầu các bác sĩ đều tiên lượng tử vong vì em ấy mất máu quá nhiều, tụt huyết áp. Trên đường chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy còn phải nghỉ lại vài chặng, cứ tưởng em mất trên xe luôn rồi”, Cành khóc nức nở. Mới 23 tuổi nhưng là chị gái lớn trong nhà, Cành phải thay cha mẹ gánh vác việc chăm sóc em trai.
Phạm Đình Phước bị liệt nửa thân dưới và phải cắt cụt chân sau tai nạn. |
Phước bị gãy nhiều xương, trong đó nặng nhất là gãy xương cột sống, gãy dập nát xương chân trái. Chàng trai trẻ phải trải qua nhiều ca phẫu thuật, nhưng vẫn chẳng thể nào cứu vãn được việc bị liệt nửa thân dưới, và chân trái của em cũng bị cắt cụt đến sát đầu gối.
Khi ký vào tờ giấy cam kết để em trai được điều trị, đôi tay Cành run lẩy bẩy. Đó là khoảng thời gian em chìm trong nỗi sợ, lo em trai gặp chuyện chẳng lành. May mắn, Phước đã vượt qua cửa tử.
Nhìn em trai hồi phục từng ngày, Cành cũng dần nhen nhóm hi vọng. |
Nằm điều trị tích cực tại Bệnh viện Chợ Rẫy nửa tháng, Phước được chuyển sang Khoa Chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp để tiếp tục điều trị.
Bác sĩ Văn Tiến Lộc cho biết, hiện tại sức khỏe của Phước suy kiệt, trước mắt cần phải nâng tổng trạng, đợi sức khỏe của em tốt lên mới có thể đưa đi mổ, xử lý các xương bị gãy còn lại. Đồng thời em sẽ được lồng ghép tập vật lý trị liệu trong từng giai đoạn.
Bác sĩ cũng không thể dự kiến thời gian điều trị hay chi phí, bởi còn phụ thuộc vào thể trạng, sự hồi phục của Phước. Tuy nhiên, do em chưa có bảo hiểm y tế nên chi phí sẽ rất tốn kém. Trước đó, chỉ trong nửa tháng, Cành đã đóng viện phí hơn 200 triệu đồng cho em trai, đây là số tiền do cha mẹ em ở quê vay mượn để gửi vào.
Bác sĩ Văn Tiến Lộc trao đổi với 2 chị em Cành về cách ăn uống, chăm sóc để sức khỏe nhanh phục hồi. |
Trao đổi với phóng viên qua điện thoại, người cha không kìm nổi bi thương. Để có được ngần ấy tiền đóng viện phí cho con trai, chú Phạm Văn Phú đã phải chạy vạy khắp người thân, hàng xóm, rồi vay thêm quỹ tín dụng 140 triệu đồng.
Gia đình chú Phú từng nhiều năm hộ nghèo, tài sản chỉ có vài sào ruộng cha mẹ cho, đủ gạo cho 6 miệng ăn. Để có tiền sinh hoạt, vợ chồng chú đi nhặt cành cây về đốt than để bán, nhưng thu nhập chẳng được bao nhiêu. Con cái nheo nhóc. Mấy năm trước, nhờ chính quyền địa phương hỗ trợ tiền xây căn nhà cấp 4 nho nhỏ, các con cũng lần lượt bỏ học đi làm nên cuộc sống tạm đủ ăn.
Năm nay, dịch Covid-19 hoành hành, vợ chồng chú thu nhập bấp bênh, các con cũng thất nghiệp, cuộc sống chật vật. Mới đi làm lại chưa được bao lâu bỗng tai ương giáng xuống, họ chẳng có cách nào xoay sở.
Chú Phú nghẹn ngào: “Nghĩ mà tủi quá, phải chi nó chơi bời, đàn đúm mà gặp chuyện thì còn đỡ đau lòng, đằng này nó chịu khó làm lụng, thương cha mẹ, mà sao khổ quá”.
Dù chăm sóc em trai vất vả, điều khiến Cành lo sợ nhất là không có tiền để em trai được tiếp tục điều trị. |
Giờ đây, nợ nần chồng chất, gia đình đã chẳng biết phải làm cách nào để có tiền cho Phước được tiếp tục điều trị. Họ chỉ còn cách cầu mong vào sự giúp đỡ của những tấm lòng thơm thảo. Mong em Phước cũng sẽ tiếp tục nỗ lực để sớm hồi phục sức khỏe.
Khánh Hòa
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: