Trong mắt học sinh Trường THPT Nguyễn Du (TP.HCM),ặpthầyhiệutrưởngdámchitriệumờiSơnTùkq bournemouth thầy hiệu trưởng Huỳnh Thanh Phú được tặng biệt danh này vì hễ học sinh có yêu cầu hay mong muốn gì cứ đề đạt, ông sẽ xem xét. Nếu đề xuất hợp lý, thì nhà trường sẽ thực hiện bằng được.
"Khi nghe học sinh gọi mình như vậy, tôi không khỏi xúc động. Tôi rất vui vì mình U50 rồi còn được gọi "soái ca" thì chắc được các em thương mến lắm".
Thầy Huỳnh Thanh Phú đứng đón học sinh mỗi sáng |
Thực tế, trước đó ông Phú còn được gọi là "hiệu trưởng idol" khi còn là hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TP.HCM). Những biệt danh này có thể là cách học sinh thể hiện sự yêu mến người thầy của mình, nhưng ở góc độ nào đó cũng phản ánh những cố gắng mà vị hiệu trưởng này đã làm cho các em.
Cho học sinh đi giày cao gót, thoa son, dùng điện thoại di động trong trường
Từ ngày về Trường THPT Nguyễn Du, sáng nào ông Phú cũng tới thật sớm, khi đứng ở cổng chính, khi ở cổng phụ để chào phụ huynh và học sinh.
Hàng ngày, ông dành nhiều thời gian tiếp xúc với học sinh. Ông hay lân la để có cơ hội trò chuyện, tìm cách tháo gỡ những vướng mắc mà học sinh đang gặp phải. "Cute" hơn nữa, mỗi khi được chào, ông Phú lại giơ tay thành hình trái tim để chào lại, có khi còn... "hôn gió".
Khi nhận thấy nhiều học sinh mong muốn được sử dụng điện thoại trong lớp, ông đã đồng ý với yêu cầu các em biết dùng dể hỗ trợ việc học tập. Nhiều nữ sinh mong được mang giày cao gót và tô son mỗi khi tới trường cũng được ông chấp nhận.
"Tôi cũng thấy rằng nữ sinh mang giày đế cao sẽ tôn dáng hơn, thoa một chút son sẽ xinh đẹp hơn. Nhiều người nói tôi làm như vậy là chiều các em. Nhưng chiều học sinh khác với đồng tình với cái chưa hay. Ở trường, tôi luôn lắng nghe những tâm tư, trăn trở của các em để kịp thời xử lý, giải tỏa áp lực, căng thẳng từ chuyện trong trường đến gia đình. Những chia sẻ nào đúng mực và vì cái chung, tôi luôn ủng hộ" - ông Phú bộc bạch.
Trong khoảng thời gian hơn 2 năm qua, ông Phú đã tạo ra nhiều thay đổi trong chất lượng dạy học của Trường THPT Nguyễn Du. Đặc biệt, nhiều tiết học ngoại khoá, chương trình kỹ năng sống luôn tràn đầy thú vị. Các câu lạc bộ trong trường như "Dạy con giữ đạo làm người", "Người truyền cảm hứng" hay việc đổi tên các dãy nhà học A, B, C, D thành Trường Sa, Hoàng Sa, Biển Đông... đều nhằm hướng học sinh tới những giá trị văn hoá tích cực.
Vị hiệu trưởng này từng phát biểu trong một hội thảo rằng, vì học sinh hạnh phúc, nhà trường sẵn sàng chi 300 triệu để mời ca sĩ Sơn Tùng M-TP về biểu diễn.
"Ông nói chi 300 triệu mời Sơn Tùng có phải là phát biểu ngông không?" - tôi hỏi. Ông Phú giải thích việc này không khó và hoàn toàn làm được, đã có tính toán cụ thể.
"Trường chúng tôi đã chuẩn bị cho chương trình "Đêm ánh sáng" có mời Sơn Tùng M-TP, nhưng giờ cuối, cậu ấy bận đi diễn ở nước ngoài nên không nhận lời nữa. Chúng tôi đã dự kiến đầu tư 300 triệu đồng cho chương trình này, và có thể mạnh dạn như vậy là vì nếu Sơn Tùng, về vé phát hành 200.000 đồng cho 1.480 học sinh của trường cũng đã đủ chi phí rồi, huống hồ bên ngoài cũng sẽ ủng hộ. Hơn nữa, nhà trường sẽ vận động các Mạnh Thường quân, nên thực chất nhà trường chi phí không là bao".
Ông Phú cũng nói luôn đặt quyền lợi của giáo viên, nhân viên lên trên hết. Và ông mong muốn giáo viên cũng phải đặt quyền lợi của học sinh và phụ huynh lên hàng đầu. Có như thế mới thấy hết trách nhiệm của từng con người trong nhà trường. Mỗi người đều có một mục tiêu, một nhiệm vụ để cố gắng.
"Người thầy vào lớp không thể mang nét mặt ưu tư, sầu não, nỗi chán trường chuyện chồng con hay tâm sân si trút hết vào học sinh. Giáo viên đến lớp phải có trách nhiệm truyền năng lượng tích cực cho các em. Muốn như thế, họ phải xác định đúng tâm thế làm thầy và không ngừng trau dồi kiến thức, để vững tâm trước tập thể thế hệ trẻ hôm nay" - ông Phú đưa ra quan điểm.
"Nốt lặng" của vị hiệu trưởng khi Tết đến
Có nhiều câu chuyện với học sinh Nguyễn Du đã đọng lại trong tâm trí ông Phú. Một trong số đó là trường hợp học sinh tên Q. lớp 10A. Em này chia sẻ trên Facebook rằng không thích học ở lớp 10A nữa và muốn đổi sang lớp khác.
"Tôi nhớ Q. nói lý do rất tế nhị và năn nỉ xin đổi lớp. Tôi hẹn gặp Q., qua trao đổi thì biết đầu năm Q. ngồi cạnh bạn L., do L. bị mất một số đồ dùng của nữ nên sinh ra hoài nghi. Mặc dù đã hàn gắn, nhưng đến lúc này Q. vẫn cảm thấy không thoải mái với các bạn trong lớp. Q. quyết xin đổi và tin rằng sẽ học tốt hơn ở lớp mới. Nghe qua câu truyện và thần sắc của Q., tôi chấp thuận cho em sang lớp khác".
Tham gia các hoạt động với học sinh |
Hay một trường hợp khác là buổi tối trên đường đi dạy về, ông Phú gặp 2 nam sinh T. và D. đang đưa tiền cho nhau. Thấy vậy, ông ghé xe vào thì D. cất ngay tiền đi.
"Tôi nghi ngờ nên yêu cầu D. về và gặp riêng T.. Tôi hỏi "Tại sao lấy tiền của D., có chuyện gì hãy kể cho thầy nghe". Suy nghĩ một lát, T. nói D. thuê em chém M. là học sinh lớp 12A. Tôi rất bất ngờ, bởi trước đó sự việc em M. bị chém tưởng như bên phòng giám thị đã "bó tay", nào ngờ bây giờ lại tìm được thủ phạm. Qua thuyết phục, T. đồng ý cho tôi gọi báo công an và ba mẹ. Kết quả, D. và T. bị kỷ luật đuổi học một năm và gia đình bồi hoàn tiền thuốc cho M. Từ đó đến nay, D. và T. rất thương kính tôi".
Ông Phú bảo nếu không tìm hiểu được sự việc dù nhỏ, lâu dần sẽ có khoảng giữa thầy và trò, giữa nhà trường với phụ huynh.
Trước thềm Tết Nguyên đán 2019, tôi hỏi ông Phú thích được học trò tặng quà gì? Ông Phú thật thà "Quà gì cũng quý".
"Được tặng quà là vui rồi, vì chắc chắn là do tấm lòng của trò. Nhưng thích nhất vẫn là quà mang yếu tố tinh thần như thiệp chúc xuân, bức thư pháp, chậu hoa".
Mấy chục cái Tết trôi qua kể từ khi làm nghề giáo, món quà đặc biệt nhất là những cặp bánh chưng của cậu học trò Trần Văn Thắng từng được ông dạy dỗ - Thắng tự tay gói bánh tặng thầy suốt 25 năm qua.
"Cứ tới ngày 29 tháng Chạp, tôi biết thế nào Thắng cũng sẽ mang tặng cặp bánh chưng, nên những ngày ấy, tôi cứ có tâm lý như một đứa trẻ mong đồ mới".
Ông Phú cho rằng, người xưa có quan niệm "Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy" để thể hiện sự tôn sư trọng đạo, nhưng ngày nay, đạo lý và nét đẹp này ít nhiều đã bị mai một.
"Ngày xưa, mỗi làng có một ông thầy quyền uy phủ trùm, còn bây giờ, mật độ dân cư ngày càng đông đúc, một khu phố có nhiều thầy giáo. Hơn nữa, phương tiện đi lại đã thay đổi, mô tô, ô tô thay thế đi bộ, đi ghe, ai cũng có smartphone để liên lạc nên không cần phải sang tận nhà mới hỏi thăm thầy được. Rồi thì kinh tế khá hơn, đến Tết học trò đi chơi xa, thậm chí ra nước ngoài nên không thể mùng ba đến thăm thầy".
Dù là hiệu trưởng cứng rắn với "đàn con" hàng nghìn đứa, nhưng với ông Phú, điều thiếu nhất là mỗi khi xuân về là mẹ. "Từ nhỏ tới lúc mẹ mất, Tết nào tôi cũng ở cạnh bà, nên tôi luôn tâm niệm "chỉ bên mẹ là mùa xuân thôi" - ông Phú rưng rưng.
Lê Huyền
Thầy hiệu trưởng tên Zhang Pengfei đã tự học nhảy Shuffle để dạy học sinh, giúp các em vận động nhiều hơn thay vì ngồi cả ngày bên máy tính.