Theìsaophảithuêmáybayđưađềthirađảbóng đá ngoại hạng anh trực tiếpo ông Phan Đoàn Thái, Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Thuận, những năm trước, thí sinh của huyện đảo Phú Quý được đưa vào đất liền để dự thi bằng tàu cao tốc. Các em mất 3 tiếng di chuyển trên biển. Vào đất liền các em được bố trí nơi ăn, chốn ở tại một điểm cố định để dự thi. Những năm này, những thí sinh ở huyện đảo Phú Quý được bố trí ở điểm thi Trường THPT Chuyên Trần Hưng Đạo.
Năm nay phụ huynh, học sinh và cả lãnh đạo huyện đảo Phú Quý có mong muốn được dự thi ngay tại chỗ. Vì vậy, ngoài phương án đưa thí sinh vào đất liền dự thi như năm trước, Sở đề xuất thêm một phương án là tổ chức hội đồng thi ngay ở huyện đảo Phú Quý.
Với phương án này, nếu vận chuyển đề thi bằng tàu biển sẽ có nhiều rủi ro do thời tiết. Thuê trực thăng là một trong những phương án được Sở GD-ĐT Bình thuận đề xuất. Nếu thuê máy bay trực thăng với hai lần đi và về (chở đề thi ra và chở bài thi về) chi phí dự tính khoảng 700 triệu đồng.
Thuê máy bay vận chuyển đề ra đảo (Ảnh: Nam Nguyễn) |
Nhiều địa phương đã thuê máy bay
Thuê máy bay chở đề thi ra huyện đảo Phú Quý là mới với Bình Thuận, nhưng ở các địa phương khác như Kiên Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu phương án này đã được thực hiện nhiều năm.
Nhiều năm nay, Sở GD-ĐT Kiên Giang đã vận chuyển đề thi và hội đồng thi ra thành phố Phú Quốc, cách TP Rạch Giá khoảng 120 km. Dù đường bay từ TP. Rạch Giá (Kiên Giang) đi Phú Quốc đã dừng hoạt động nhưng để đưa đề thi và giám thị ra đảo, Sở thuê một máy bay thương mại chở đề thi và giám thị từ sân bay Rạch Giá ra Phú Quốc làm nhiệm vụ. Giá thuê bằng số lượng vé máy bay.
Ông Trần Quang Bảo, Giám đốc Sở GD-ĐT Kiên Giang, cho hay năm nay Sở đưa ra 3 phương án cho việc tổ chức thi ở điểm thi TP. Phú Quốc. Pương án vận chuyển đề thi và cán bộ coi thi bằng tàu biển có thể đi từ TP.Rạch giá, hoặc từ Hà Tiên. Ngoài ra, phương án sẽ thuê máy bay thương mại chuyển đề thi và cán bộ coi thi ra TP Phú Quốc. Giá thuê máy bay bằng giá số vé x cán bộ giảng viên đi coi thi.
Bà Rịa - Vũng Tàu cũng thuê máy bay trực thăng vận chuyển đề thi, cán bộ coi thi, công an, thanh tra làm nhiệm vụ ra huyện Côn Đảo.
Ở phía Bắc, ông Lê Quốc Tiến, Giám đốc Sở GD-ĐT TP Hải Phòng cho hay, địa phương có 2 điểm thi ở huyện đảo Cát Hải (tại Trường THPT Cát Bà và THPT Cát Hải). Tuy nhiên, năm nay, sau khi địa phương có cầu vượt biển từ TP Hải Phòng ra huyện đảo Cát Hải, thì chỉ còn duy nhất 1 điểm thi ở huyện đảo Cát Hải là THPT Cát Bà, cần phải dùng phà biển để vận chuyển đề thi ra (sau khi có cầu nối liền, Trường THPT Cát Hải như các điểm thi ở đất liền khác và điểm thi này chỉ cần ô tô để vận chuyển đề thi).
Theo ông Tiến, như vậy, đề thi sẽ được chuyển ra bằng phà biển với quãng đường ngắn, sau đó vận chuyển bài làm của các thí sinh vào cũng bằng kênh này.
“Sau đó chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan công an bảo quản đề thi cũng như bài làm của thí sinh. Bài thi sau mỗi buổi được niêm phong lưu giữ, kết thúc ngày thi cuối cùng sẽ được chở về đất liền”.
Ông Tiến cho hay, trước nay, việc vận chuyển đề thi và bài thi theo hình thức này chưa từng gặp sự cố, bởi địa phương luôn có giải pháp dự phòng trong trường hợp biển động.
“Quãng đường vận chuyển chỉ khoảng hơn 1 km và mất khoảng 10 phút. Tuy nhiên, trong trường hợp biển động, có bão hoặc thời tiết phức tạp mà phà biển không đi được thì có thể bố trí tàu chuyên dụng của quân đội hỗ trợ. Chúng tôi còn có cả phương án vận chuyển bằng đường cáp treo”, ông Tiến nói.
Ông Nguyễn Văn Tuế, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ninh cho biết, năm nay địa phương có 2 điểm thi tốt nghiệp THPT ở đảo là Cô Tô và Vân Đồn. Về cơ bản cũng như mọi năm, đề thi sẽ được vận chuyển ra bằng đường tàu thủy.
Vì sao không áp dụng công nghệ thông tin?
Ông Đỗ Văn Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, đặt câu hỏi trong thời đại công nghệ thông tin sao phải thuê máy bay vận chuyển đề thi?. Hơn nữa chuyển đề thi bằng máy bay cũng dễ lộ đề. Theo ông Dũng, phương án đơn giản là chuyển file đề có bảo mật rồi ở đảo sẽ in bởi lâu nay quy chế bảo mật vẫn cho phép Bộ GD-ĐT chuyển file về các điểm in sao đề thi. Còn chuyển bài về đất liền chấm thì lâu nay niêm phong, ký rồi giao công an áp tải.
Tuy nhiên, theo ông Lê Quốc Tiến, việc này không thể tiến hành thay bằng hình thức trực tuyến hoặc số hóa.
“Bởi theo quy chế, việc in sao đề phải có địa điểm cách ly an toàn, biệt lập và được lực lượng công an kiểm tra về an ninh, bảo vệ nghiêm ngặt. Ở điểm thi ngoài đó với chỉ khoảng 150 học sinh thì không thể tổ chức riêng một điểm in sao đề.
Ngoài ra, việc này còn gây tốn kém gấp 20 lần việc vận chuyển đề thi bằng phà biển.
“Để tổ chức một điểm in sao đề thi phải huy động bao nhiêu người từ thực hiện in sao, bảo mật đề thi, bài thi; ăn uống, sinh hoạt, rồi thuê địa điểm như trọn một khách sạn,... cũng phải mất đến mấy trăm triệu. Chưa kể, thành lập một điểm in sao thì các cơ quan ban ngành phải có đại diện và trực tiếp một Phó Giám đốc Sở GD-ĐT phải trực chỉ đạo và phải cách ly với bên ngoài cho đến khi kết thúc buổi thi cuối cùng”, ông Tiến nói.
Đồng quan điểm, ông Tuế cho hay: “không phải cứ đơn giản có đề là mang đi in sao được”.
“Khu vực in sao phải có đủ điều kiện mới được UBND tỉnh cho phép như đảm bảo biệt lập, an ninh và được bảo vệ nghiêm ngặt, có đầy đủ phương tiện bảo mật, phòng ngừa lộ lọt thông tin. Cùng đó, phải được tỉnh thành lập ban in sao đề thi với đầy đủ thành phần như công an,...”, ông Tuế nói.
Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, cho rằng, khâu in ấn đề thi cũng sẽ phải lập Hội đồng để sao kê đề thi như ở trong đất liền. Như vậy còn tốn kém hơn rất nhiều, chưa kể những người ở trong đất liền ra đảo, cũng phải có đầy đủ ban bệ và cơ sở vật chất để in sao đề thi.
Lê Huyền – Thanh Hùng
Năm nay, Sở GD-ĐT Bình Thuận đề xuất thêm 1 phương án là thuê máy bay trực thăng với giá 700 triệu đồng/2 lượt đi và về, chở đề thi tốt nghiệp THPT 2021 ra huyện đảo Phú Quý.